Lịch sử Đông Nam Á trong lòng thần thoại

06:48, Thứ tư 24/08/2011

( PHUNUTODAY ) - hái lượm da đen còn người kia là ngư dân ven biển có nước da màu sáng hơn và từ biển xâm nhập vào.

(Phunutoday)-Những văn bản ở Thái Bình Dương về truyền thuyết này thì lại viết rằng một người là dân săn bắn-hái lượm da đen còn người kia là ngư dân ven biển có nước da màu sáng hơn và từ biển xâm nhập vào. So sánh hai nội dung những phiên bản này một cách khác quan, ta có thể có được nhiều thông tin bổ ích.
[links()]
Cain và Abel
Cain và Abel
Còn một nguồn tư liệu gây nhiều tranh cãi hơn nữa về thời tiền sử và có khả năng còn có giá trị sâu sắc về thời đại huy hoàng đó hơn cả nguồn ngôn ngữ, đó chính là văn hóa dân gian trong các truyền thống thế tục và tôn giáo. Những câu chuyên dân gian-tiếng vọng kỳ lạ của quá khứ-đã khơi dậy trong tôi một hình ảnh chưa xác thực về một con đường mòn của thời tiền sử Châu Á. Truyện dân gian (huyền thoại, thần thoại, truyện thần tiên), những câu chuyện về sáng thế, trường ca, sử thi được sáng tác qua hàng thiên niên kỷ chính là những cách biểu đạt sớm nhất của con người về tổ tiên mình.

Thêm nữa, những văn bản mang tính chất linh thiêng phần lớn bao gồm biên niên ký, phả hệ và thần thoại về sáng thế. Trong quá trình tìm kiếm cánh cửa mở vào quá khứ, các học giả thường dùng những văn bản đó với tư cách là một nguồn thông tin quan trọng. Ví dụ, việc nghiên cứu Kinh thánh với tư cách là một nguồn tư liệu lịch sử là một ngành nghiên cứu đã được xác lập. Những phát hiện khảo cổ học về những văn bản đương thời tại Syria và Lưỡng Hà có xu hướng làm cho độ tin cậy của Kinh Cựu Ước với tư cách là cơ sở lịch sử ngày càng tăng lên.

Mặc dù rất nhiều bản sau này của Kinh Cựu Ước mang tính chất lịch sử - được viết dưới dạng lịch sử và chứa đựng nhiều chi tiết đã được minh định- nhưng người đọc có thể tự hỏi liệu những truyền thuyết về sáng thế, về vườn địa đàng, về Cain và Abel có thể chăng là có liên quan đến lịch sử. Bản thân tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng những truyền thuyết đó chính là những câu chuyện phúng dụ về thời tiền sử. Ví dụ Cain và Abel trong Kinh Thánh không phải là hai an hem mà là hai nền văn hóa xung đột nhau. Những phiên bản của người Sumer đã mô tả Cain là nông dân còn Abel là người chăn nuôi.

Những văn bản ở Thái Bình Dương về truyền thuyết này thì lại viết rằng một người là dân săn bắn-hái lượm da đen còn người kia là ngư dân ven biển có nước da màu sáng hơn và từ biển xâm nhập vào. So sánh hai nội dung những phiên bản này một cách khác quan, ta có thể có được nhiều thông tin bổ ích. Cách tiếp cận cũng tương tự đối với ngôn ngữ học lịch sử. Cũng giống như ngôn ngữ và di truyền của chúng ta, những truyền thuyết xa xưa đều có một mối liên hệ lẫn nhau trên một mức độ mà chúng ta có thể tính toán được. Kết quả là, chúng ta có thể xây dựng được một cây phả hệ.

Ngược với quá trình nghiên cứu Kinh Thánh, việc sử dụng truyện kể dân gian, thần thoại về cội nguồn sử thi nhằm lý giải những sự kiện trong cổ sử và tiền sử không được các nhà nghiên cứu dùng đến. Có những nguyên nhân hiển nhiên cho sự thận trọng này. Với tư cách là một hệ thống, những câu chuyện này mang tính chất tưởng tượng, với rất nhiều hiện tượng siêu nhiên và có vẻ như thiếu những bối cảnh hữu dụng. Đối với hầu hết các độc giả, chúng rất lạ thường và ly kỳ.

Tuy nhiên, sự thận trọng về mặt học thuật cũng đã không ngăn cản các nhà khảo cổ học truy tìm nguồn gốc của những truyền thuyết đó. Một trong những thành công nổi bật đó là việc phát hiện và khai quật thành Troy và Mycenae huyền thoại của các nhà khảo cổ Heinrich Schliemann và di tích Knossos thời Minos của Arthur Avans. Những thất bại cũng không ít, nổi bật là sự thất bại trong việc tìm kiếm lục địa mất tích Atlantis và Chiếc thuyền của Noad (Noe). Dù thiếu những bằng chứng đáng tin như vậy, nhưng hai huyền thoại trên vẫn là những huyền thoại có sức sống bền bỉ nhất cho đến ngày nay khi đã có đến hơn hai ngàn cuốn sách đề cập đến chúng.

Dù có nội dung dã sử và ngụ ngôn nhưng những truyện kể dân gian vẫn có được sự tôn trọng đáng kể trong quá trình nghiên cứu cổ sử. Quá trình thu thập và so sánh truyện kể dân gian, thần thoại và sử thi tự nó cũng có một phả hệ riêng. Bắt đầu trong thế kỷ XIX với an hem Grimn, Hans Christan Andersen, Andrew và James Frazer, việc nghiên cứu đã nhấn mạnh đến sự tương đồng trong những truyền thuyết của các khu vực khác nhau trên thế giới.

Những sự tương đồng này còn rộng lớn hơn cả các quan hệ họ hàng về ngôn ngữ và văn hóa cho chúng ta biết. Một ví dụ nổi tiếng là quyển sách Chiếc gậy vàng (The Golden Bough) xuất bản năm 1914. Trong tác phẩm về dân tộc học này, James Frazer đã tìm thấy một phong tục ít người biết đến kế thừa từ các thầy tu, được mô tả lần đầu tiên trong đền thờ Nữ thần săn bắn Diana ở Nemi của nước Italia. Ông đã phát hiện ra những “tiếng vọng” của các nghi lễ ở khắp cả Cựu Thế Giới cũng như Tân Thế Giới.

Dù cho tác phẩm của Frazer có một ảnh hưởng rất to lớn, nhưng đáng buồn là cách tiếp cận của ông về nghiên cứu truyền thuyết đân gian đã bị lãng quên so với những cách nghiên cứu học thuật khác trong nửa đầu thế kỷ XX. Vì những tư liệu khảo cổ học về tiền sử Đông Nam Á và Viễn Đông vẫn chưa được đầy đủ, nên tôi sẽ xem xét cần thận hơn những truyền thuyết đó với tư cách là nguồn bổ sung của thời tiền sử trong phần hai của tác phẩm này và biết đâu nó cho thấy một vài điểm mấu chốt nhất mà chúng ta trước nay chưa hề có được.
  •     Stephen Oppenheimer
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc