Liên tiếp xảy ra nhiều vụ trẻ nhỏ bị đuối nước trong một ngày tại Hòa Bình và Quảng Ninh

13:00, Thứ ba 15/08/2017

( PHUNUTODAY ) - Sáng ngày 14/8, tại địa bàn TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã xảy ra vụ đuối nước đối với 3 học sinh, trong đó 2 em may mắn được cứu sống, 1 em còn lại đã t.ử v.ong.

Hòa Bình: Bé trai 11 tuổi đuối nước, bạn bè hoảng hốt tháo chạy

Như Vietnamnet đưa tin, ông Đới Văn Chinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) xác nhận vụ việc xảy ra vào khoảng 15h chiều ngày 14/8, tại khu vực cầu Lạng (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình).

lien-tiep-xay-ra-nhieu-vu-tre-nho-bi-duoi-nuoc-trong-mot-ngay-tai-hoa-binh-va-quang-ninh-1

Đoạn sông nơi cháu bé bị đuối nước

Theo ông Chinh, bé trai tử vong 11 tuổi, ở xã Kim Bình. Thời điểm trên, cháu bé cùng một số người bạn đi xuống khu vực cầu Lạng để tắm. Trong lúc tắm cháu bị đuối nước và tử vong.

Các bạn thấy cháu bị đuối nước sợ quá, bỏ chạy. Cháu được một người phụ nữ sống ở xã bên cạnh đi qua phát hiện rồi tri hô cứu vớt nhưng không kịp”, ông Chinh thông tin.

Lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi cũng cho biết thêm, đến khoảng 17h chiều nay, các lực lượng chức năng vẫn đang làm các thủ tục khám nghiệm làm rõ nguyên nhân khiến cháu bé tử vong.

Quảng Ninh: 3 học sinh bị nước cuốn xuống cống, 1 em tử vong

Theo báo Tiền phong, vào khoảng 10h30 ngày 14/8, 3 học sinh của Trường THCS Lý Tự Trọng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã bị tụt xuống một cống thoát nước trong lúc đi học về. Trong đó, 2 em may mắn được người dân nhìn thấy và kéo lên; 1 học sinh còn lại đã bị nước cuốn đi.

Ngay sau đó lực lượng chức năng cùng người thân đã tiến hành rà soát tất cả các tuyến cống ở thượng nguồn, từ chỗ cháu D bị nước cuốn trôi đến điểm cuối cùng là chảy ra hồ Điều Hòa ở Bãi Cháy.

Đến 16h15, bằng nhiều biện pháp dò tìm, lực lượng chức năng cùng đội thợ lặn chuyên nghiệp đã tìm thấy thi thể của cháu D tại khu vực hồ Diều Hòa (phường Bãi Cháy). Hiện thi thể của cháu D đã được gia đình nhận về để lo mai táng.

lien-tiep-xay-ra-nhieu-vu-tre-nho-bi-duoi-nuoc-trong-mot-ngay-tai-hoa-binh-va-quang-ninh-2

Đội thợ lặn tìm kiếm thi thể nạn nhân

Được biết, khu vực cống mà cháu D cùng 2 học sinh khác bị ngã xuống trước đây cũng đã từng có người bị ngã. Nguyên nhân có thể là do cống không có nắp đậy, khi mưa lớn, nước tràn lấp đầy miệng cống, khiến nhiều người không để ý đi qua.

Xử lý như thế nào khi gặp nạn nhân đuối nước?

Hàng năm, vào mùa hè, thời tiết nắng nóng làm cho lượng người tham gia các hoạt động dưới nước tăng đột biến. Đây cũng là thời gian các trường học cho học sinh nghỉ hè, các gia đình thường tổ chức đi du lịch, nghỉ mát hoặc tới các khu vui chơi, giải trí. Ở thủ đô Hà Nội, thời điểm này hầu hết các bể bơi, công viên nước, các khu vui chơi dưới nước luôn tập trung đông người, quá tải. Điều này làm cho tỉ lệ tai nạn dưới nước tăng cao, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Tai nạn dưới nước là một dạng tai nạn đặc biệt về môi trường xảy ra tai nạn. Ở trong môi trường nước nạn nhân sẽ nhanh chóng bị chìm và tử vong nếu như không được cứu vớt kịp thời.

Khi gặp các sự cố dưới nước, thường thì nạn nhân sẽ bị hoảng loạn, uống nhiều nước và gần như không thể tự mình xử lý được. Điều này càng khó khăn đối với người không thường xuyên làm việc dưới nước hay không phải lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp. Đối với các vụ tai nạn, sự cố thông thường thì một người biết bơi kết hợp với các kỹ thuật cơ bản là có thể cứu giúp nạn nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Sau đây là một số kỹ thuật có thể áp dụng để xử lý khi gặp nạn nhân bị tai nạn, sự cố dưới nước.

Đầu tiên, khi nạn nhân không ở quá xa bờ, dòng chảy không mạnh, người cứu không biết bơi thì có thể sử dụng sào, gậy dài, hoặc ném các vật có thể nổi như can, thùng, phao tới vị trí nạn nhân để kéo nạn nhân vào bờ.

lien-tiep-xay-ra-nhieu-vu-tre-nho-bi-duoi-nuoc-trong-mot-ngay-tai-hoa-binh-va-quang-ninh-3

Trường hợp nạn nhân bị nạn ở xa bờ, đòi hỏi phải có người tiếp cận vị trí nạn nhân để ứng cứu. Nếu như có thuyền, bè tại vị trí này, ưu tiên sử dụng để tiếp cận nạn nhân. Nếu không có thuyền, bè thì nhất thiết người xuống cứu nạn nhân phải biết bơi đồng thời kết hợp với một số kỹ thuật sau:

- Nếu có phao hoặc các vật nổi như thùng, can đủ lớn và dây dài, một người trên bờ giữ dây, người biết bơi sẽ mang theo phao, can, thùng bơi tới vị trí nạn nhân để cho nạn nhân ôm lấy các vật này sau đó kéo nạn nhân vào bờ. Đối với biện pháp này, khi người cứu bơi tới vị trí nạn nhân cần bơi vòng ra phía sau, tránh tiếp cận từ phía trước sẽ bị nạn nhân ôm chặt và dìm xuống nước.

lien-tiep-xay-ra-nhieu-vu-tre-nho-bi-duoi-nuoc-trong-mot-ngay-tai-hoa-binh-va-quang-ninh-4
lien-tiep-xay-ra-nhieu-vu-tre-nho-bi-duoi-nuoc-trong-mot-ngay-tai-hoa-binh-va-quang-ninh-5

Trường hợp không có các vật dụng như phao, dây, người cứu biết bơi có thể tiếp cận vị trí nạn nhân và sử dụng các kỹ thuật sau để cứu người bị nạn:

- Kỹ thuật bơi ếch ngửa.

Người cứu tiếp cận nạn nhân từ phía sau, dùng 2 tay ôm chặt 2 bên đầu nạn nhân, giữ cho nạn nhân nằm ngửa phía trên người cứu, người cứu bơi ngửa sử dụng kỹ thuật chân bơi ếch để đưa nạn nhân vào bờ. Lưu ý, giữ cho mặt nạn nhân luôn ở phía trên mặt nước.

lien-tiep-xay-ra-nhieu-vu-tre-nho-bi-duoi-nuoc-trong-mot-ngay-tai-hoa-binh-va-quang-ninh-6

- Kỹ thuật bơi ếch nghiêng cứu người:

Với kỹ thuật này, người cứu cũng tiếp cận phía sau nạn nhân, một tay vòng ra phía trước luồn xuống dưới nách nạn nhân, bơi nghiêng đưa nạn nhân vào bờ. Trong một số trường hợp người cứu có thể nắm cổ áo, nắm tóc nạn nhân để kéo vào bờ. Lưu ý giữ cho mặt nạn nhân luôn nổi trên mặt nước.

lien-tiep-xay-ra-nhieu-vu-tre-nho-bi-duoi-nuoc-trong-mot-ngay-tai-hoa-binh-va-quang-ninh-7
lien-tiep-xay-ra-nhieu-vu-tre-nho-bi-duoi-nuoc-trong-mot-ngay-tai-hoa-binh-va-quang-ninh-8

Đã từng có những trường hợp người cứu gặp nạn khi tiến hành cứu người bị nạn do thực hiện không đúng các kỹ thuật, điều kiện an toàn. Trước khi tiến hành các hoạt động cứu giúp nạn nhân, người cứu cần phải chắc chắn rằng mình an toàn và tự tin. Nên có từ 2 người trở nên khi tiến hành ứng cứu, khi gặp nạn nhân cần hô to để mọi người xung quanh biết, tới hỗ trợ.

Sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, nếu nạn nhân bất tỉnh cần tiến hành các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu. Đặt người bị nạn nằm nơi bằng phẳng, thoáng mát. Kiểm tra tình trạng nạn nhân xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách quan sát lồng ngực, sử dụng tai để nghe hơi thở nạn nhân.

Trường hợp nạn nhân còn thở, đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn như sau:

lien-tiep-xay-ra-nhieu-vu-tre-nho-bi-duoi-nuoc-trong-mot-ngay-tai-hoa-binh-va-quang-ninh-9

Trường hợp nạn nhân không còn thở, cần tiến hành hỗ trợ hô hấp cho nạn nhân. Đặt nạn nhân nằm ngửa an toàn, chân tay duỗi thẳng tự nhiên, làm thông thoáng đường thở cho nạn nhân bằng cách sử dụng vải sạch, bông gạc để móc hết đờm, dị vật trong miệng nạn nhân ra ngoài. Người cứu tiếp cận từ phía chân nạn nhân, quỳ xuống ngang đùi, dử dụng gốc bàn tay đặt vào vị trí thượng vị (phía dưới xương ức, trên rốn) sử dụng lực của cơ thể ép, đẩy dị vật, nước trong đường thở ra ngoài.

lien-tiep-xay-ra-nhieu-vu-tre-nho-bi-duoi-nuoc-trong-mot-ngay-tai-hoa-binh-va-quang-ninh-10

Sau khi đã làm thông thoáng đường thở, tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.

Để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân khi tham gia các hoạt động dưới nước, mỗi người nên tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể xử lý khi gặp các tình huống sự cố.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Minh Khánh