Loài cá đặc sản được ví như "nhân sâm nước", thịt ngọt ngon, giá 400/nghìn/kg

19:11, Chủ nhật 27/08/2023

( PHUNUTODAY ) - Được mệnh danh là "nhân sâm nước", loài cá chạch có nhiều công dụng cho sức khỏe, lại rất dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Công dụng của loài cá chạch

Cứ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, khi nước lũ về, mang theo con nước đục ngầu phù sa cũng là lúc người dân miền Tây thu được nhiều sản vật quý của thiên nhiên, trong đó loài cá chạch lấu sông được xem là một trong những loài cá đặc sản hiếm.

ca-chach

Cá chạch lấu được xem là đặc sản hiếm của miền Tây sông nước

Loài cá này được ví như "nhân sâm nước" bởi thịt cá giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tốt cho đàn ông. Đông y gọi cá chạch, trong đó có cá chạch lấu với tên thuốc là thu ngư, cho rằng cá có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, tiêu khát, chữa nóng trong…

Được biết, cá chạch lấu có tên khoa học là Mastacembelus Armatus. Thân có màu xanh đậm hoặc đen xám và nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục khắp thân, vây lưng và vây hậu môn; vây ngực có một đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Loài cá có kích thước lớn, dài đến 90cm và có thể nặng từ 0,5-2kg. Dọc sống lưng chạch lấu có một hàng vây chạy dài với nhiều xương gai nhọn, sắc bén. 

Loại cá đặc sản này có thể chế biến nhiều món ăn ngon, như: lẩu chua, chiên giòn, nướng muối ớt và đặc sắc nhất là món cá chạch lấu kho nghệ tươi.

Hiện trên thị trường có 2 loại, cá chạch lấu sông và cá chạy lấu nuôi. Cá chạch lấu sông có thịt dai, béo, ngon hơn cá nuôi nên có giá đắt hơn nhưng ngày càng hiếm, rất khó có thể mua được. Theo ngư dân, muốn bắt được cá chạch lấu sông loại lớn phải dùng lưới hoặc chài rê chụp ở những khúc sông sâu, nước chảy xiết. 

Một số bài thuốc từ cá chạch

Lấy 5-6 con chạch, tẩy hết mùi tanh. Mổ chạch, bỏ ruột, lọc lấy thịt, bảo toàn bộ xương. Đổ dầu vào nồi, dùng lửa nhỏ rán cho mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán. Thêm 300ml rượu hoặc 600ml nước, một lát gừng, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại một nửa và chuyển thành màu sữa là được. Lấy nước này, thêm muối, hạt tiêu rồi uống và ăn thịt. Những người bị suy giảm tình dục, suy nhược tinh thần và thể lực, mắc bệnh gan, kém ăn có thể dùng liên tục nhiều ngày.

Cá chạch 250g, hạt hẹ 50g. Làm sạch cá chạch, bỏ hết nội tạng. Hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng các vào nồi, đun với nửa lít nước, cho muối ăn vừa đủ. Sau khi nước sôi, để nhỏ lửa om cho đến khi nước cạn một nửa thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá, uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 10 ngày là một liều thì sẽ thấy kết quả. 

Cá chạch 300 – 500g, lạc nhân 100g, gạo tẻ 300g, dầu lạc hoặc dầu ăn thực vật khác, muối, xì dầu, đường, hành, rau thơm... vừa đủ.

Đãi sạch gạo, cho ít muối vào rồi đảo đều. Đun nước sôi, cho gạo vào nấu cháo. Mổ chạch, lọc bỏ xương sống, rửa sạch, để khô rồi cho dầu lạc, muối, xì dầu và đường vào đảo đều. Khi cháo sắp được, cho chạch vào nấu chín là được. Lúc ăn cho thêm hành và rau thơm. Những người có cơ thể suy yếu, yếu sinh lý, mắc bệnh gan, vàng da... ăn cháo này hàng ngày đều tốt.

Gía bán của cá chạch

Empty

Theo anh Tiến, cá chạch lấu thương phẩm nuôi vào mùa hè khoảng 6-8 tháng đạt trọng lượng từ 250 - 500g/con là có thể thu hoạch, mùa đông thì kéo dài 8-9 tháng mới thu hoạch được. Mỗi năm anh xuất bán ra thị trường khoảng 52 tấn cá thịt.

Trước khi dịch COVID-19 diễn ra, anh Tiến thường bán ra thị trường với giá 500.000-600.000 đồng/kg, hiện nay giá giám xuống còn khoảng 400.000 đồng/kg. Với hơn 2 triệu con cá giống và 52 tấn cá thịt bán ra thị trường, trừ chi phí, anh bỏ túi gần 600 triệu đồng/năm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Mộc