Loại tên lửa hành trình của Liên Xô làm Mỹ phải “lạnh gáy”

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Kh-55 là loại tên lửa hành trình có thể mang đầu đạn hạt nhân được Phòng thiết kế tên lửa Raduga (Liên Xô) đảm nhận việc nghiên cứu và phát triển vào những năm 1970 của thế kỷ trước.

Sau một thời gian dài tập trung nghiên cứu, vào năm 1976 phiên bản tên lửa Kh-55 đầu tiên đã được thử nghiệm. Mãi đến năm 1984 thì tên lửa Kh-55 được đưa vào phục vụ trong Không quân Liên Xô.
Nhà sản xuất đã trang bị cho tên lửa Kh-55 động cơ phản lực R95-300. Các chuyên gia vũ khí đánh giá, đây chính là một trong những thành quả vĩ đại nhất của Liên Xô trong lĩnh vực chế tạo động cơ tên lửa.
Kh-55 có trọng lượng vào khoảng 1,7 tấn, chiều dài 8 m, đường kính 0,5 m, sải cánh 3,1 m. Vận tốc của tên lửa đạt cận âm thanh.
Tên lửa Kh-55 có khả năng mang được cả đầu đạn thông thường nặng 410 kg và đầu đạn hạt nhân 200 kiloton.
Về sau, tên lửa Kh-55 được chế tạo với nhiều biến thể khác nhau để đáp ứng được đa dạng các nhiệm vụ. Phạm vi bắn của các biến thể này từ 2500 km đến 3500 km.
Kh-55 được dẫn hướng kết hợp hệ thống dẫn hướng quán tính và hệ thống dẫn đường bằng radar. Giải pháp dẫn hướng này cho phép tên lửa có độ chính xác tương đối cao, bán kính lệch mục tiêu khoảng 15 m.
Biến thể của tên lửa Kh-55 đặc biệt lợi hại khi chúng được trang bị trên các loại máy bay ném bom chiến lược như Tu-160 của Liên Xô. Lúc này chúng có thể tấn công vào sâu trong lãnh địa của đối phương từ khoảng cách hàng nghìn km.
Chính vì vậy, kể từ khi tên lửa Kh-55 đươc Liên Xô phát triển thành công đã làm Mỹ và các đồng minh lo sợ và buộc họ phải tập trung tổng lực nghiên cứu để cho ra đời dòng tên lửa hành trình AGM-86 ALCM nhằm đối trọng với Kh-55.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT