Đức Phật có ba lời khuyên của đức Phật dành cho tất cả chúng ta, một lời khuyên, đúng hơn, một lời cổ vũ động viên mọi người từ bỏ tham sân si để được hạnh phúc an lạc. Lời khuyên này cũng xác chứng rất rõ quan điểm của đức Phật về hạnh phúc ở đời, nghĩa là một nếp sống xa lìa tham sân si:
“ Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham;
Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân;
Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.”
Đức Phật xác nhận rất rõ về con người và vai trò của con người ở trên đời. Ngài dạy: “Người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp”.
Nghiệp ở đây là hành động có chủ ý. Con người là chủ nhân của nghiệp, nghĩa là con người làm chủ các hành vi của mình; là kẻ thừa tự của nghiệp, tức con người phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.
Như vậy, đức Phật quan niệm con người là sinh vật hành động và Ngài đánh giá cao hành động của con người, xem hành động là yếu tố quyết định vận mệnh của con người. Nói khác đi, con người phải chịu trách nhiệm về số phận của chính mình; số phận ấy tốt hay xấu đều tùy thuộc vào nghiệp hay hành động của con người.
Bước tiếp theo, đức Phật xác định rõ về ba loại nghiệp hay hành động gồm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, trong đó ý nghiệp đóng vai trò quan trọng, và về hai phương diện thiện ác của nghiệp nhằm chỉ rõ thiện nghiệp đưa đến hạnh phúc an lạc, trong khi ác nghiệp mang bất hạnh khổ đau đến cho con người.
Cuộc sống hiện đại có nhiều tiến bộ đáng mừng nhưng cũng báo hiệu những triệu chứng đầy lo ngại. Sự giàu có vật chất đi đôi với tình trạng sụt giảm đạo đức và bạo động gia tăng. Sự tiến bộ kỹ thuật hiện đạigắn liền với tình trạng chiến tranh và khủng bố lan rộng. Sự hưởng thụ xa xỉ của con người đi đôi với tình trạng thế giới thiên nhiên thay đổi nhanh chóng dẫn đến các hiểm họa hạn hán thiên tai động đất xảy ra liên tục ở nhiều nơi. Tất cả là hậu quả của sự tăng trưởng các độc tố tham sân si ở trong con người và mỗi người mà nền văn minh hiện đại chưa có giải pháp khắc phục. Đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ lòng tham không đáy của con người đang dẫn thế giới loài người đến các hiểm họa khó lường.
Tuy nhiên, người ta vẫn chưa tìm thấy giải pháp nào khả dĩ để chế ngự và khắc phục. Giữa lúc con người đang vui mừng về thành quả văn minh vượt trội của mình nhưng cũng đang bối rối lo lắng về hậu quả không sáng sủa của nền văn minh ấy và cố tìm cách khắc phục thì những lời dạy của đức Phật hiện rõ như kim chỉ nam cho con người và cuộc đời để vượt qua mọi khổ đau khủng hoảng.
Ý thức rõ tham sân si là gốc rễ của mọi khủng hoảng khổ đau, người Phật tử chúng ta sống nếp sống thoát ly tham sân si tức vừa xây dựng hạnh phúc an lạc cho chính mình, vừa góp phần tạo hạnh phúc an lạccho cuộc đời. Chúng ta không cho rằng chỉ có con đường chúng ta theo là tuyệt đối đúng đắn.
Nhưng chúng ta có quyền tin tưởng và vui mừng về nếp sống ly tham, ly sân, ly si của chính mình. Bởi đó chính là con đường mà bậc Đạo sư đã chỉ cho chúng ta và bởi thông qua nếp sống ấy chúng ta hưởng được hạnh phúc an lạc. Chúng ta không tự mãn về nếp sống ấy nhưng có thể tin tưởng mà nói rằng: “Bớt tham một chút bớt khổ cho đời; bớt sân một chút bớt khổ cho đời; bớt mê một chút bớt khổ cho đời.”
Đức phật đã dạy: Hạnh phúc hay đau khổ đều do chính bản thân mình quyết định
Trong cuộc sống, có thể có những lúc chúng ta ở vào tình huống “thân bất do kỷ”, tức là chúng ta phải làm những việc mà trong lòng không mong muốn, nhưng ai có thể hạn chế được nội tâm của bạn đây? Trong lòng mình như thế nào chỉ có thể là do mình tự định đoạt mà thôi. Không nên duyên phận với một người nào đó, bỏ lỡ hay làm sai một việc nào đó vốn là sự tình bình thường trong đời, không cần phải quá đau khổ và thẹn thùng như vậy đâu! Khi đã qua đi rồi quay đầu nhìn lại mới thấy những người và sự việc ấy sớm đã tan vào những nếp nhăn của năm tháng rồi.
Cuộc sống càng bình thản thì nội tâm sẽ càng sáng lạn. Đâu cần phải phô trương, nội tâm an bình mới là an bình thực sự. Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn. Sự an khang, khỏe đẹp của thân thể chính là niềm hạnh phúc trong thế tục. Sự thanh thản, an hòa trong tâm linh chính là chốn cực lạc.
Thật ra, cuộc sống này là của chúng ta, do chính chúng ta định đoạt nó. Chính bản thân chúng ta chọn lựa, không làm bạn với niềm vui, mà chỉ làm bạn với gánh nặng tinh thần. Chính bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui.
Hạnh phúc đâu phải điều xa la, đôi khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười. Ranh giới giữa niềm vui và nỗi buồn thật ra rất mong manh, tiến lên một bước là niềm vui đón chờ, lùi lại một bước lại là cảm giác đau khổ bao chùm và nhấn chìm. Hạnh phúc hay đau khổ là do ta lựa chọn, chính vì khó khăn nên bản thân ta mới trở nên quan trọng như thế. Chính vì có quá nhiều thứ chi phối, nên những quyết định mới khó khăn đến như vậy. Và càng trưởng thành, chúng ta lại càng trở thành những con người khác. Dấu vết khắc nghiệt của cuộc đời bắt đầu khiến chúng ta phải khước từ ước mơ, khước từ những mong muốn của bản thân, để ép mình mau lớn.
Mỗi lần vấp ngã, trái tim lại chai sạn đi một ít. Mỗi lần tổn thương, bản thân lại tự động trở nên cứng rắn hơn. Mỗi lần đau khổ, tâm hồn lại khô khan và sợ yêu thương hơn. Mọi sự lựa chọn cũng vì thế mà bắt đầu trở thành áp lực.
Cuộc đời mỗi người dài ngắn khác nhau, số phận mỗi người cũng vì thế mà tốt xấu cá biệt. Nhưng hãy cứ mạnh mẽ mà tin rằng, phải nắm chắc trong tay vận mệnh của chính mình. Cuộc sống có thể vui vẻ, khổ đau nhưng hãy để tự mình quyết định mang đến những điều chúng ta khao khát.Chỉ có như vậy, mới có thể đặt chân đến bên cạnh vạch đích, chỉ có như thế mới vượt qua vạch giới hạn cuộc đời.
Điều quan trọng là, chúng ta có thể vượt qua nổi những rào cản sinh ra từ chính bản thân mình hay không. Hay là lại chạy trốn, lại đi theo những lối mòn đã cũ, hoặc chỉ là ngại thay đổi, ngại khác người, ngại phải đối diện với kết quả?
Tương lai chính là những trạm đỗ, sự lựa chọn của bạn chính là điểm dừng duy nhất không thể quay đầu. Nếu không quyết đoán, chỉ có thể bỏ lỡ hoặc quanh quẩn trong hành trình của chính mình. Khi ấy, cuộc sống sẽ chỉ còn là bi kịch! Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, hạnh phúc đích thực của con người chỉ có bấy nhiêu thôi, cũng chính như đức Phật đã dạy.