Chắc nhiều người không biết rằng, ngay từ ban đầu những chiếc mũ được ra đời để phục vụ chính cho cánh mày râu, nhưng theo năm tháng lại trở thành thứ thân thuộc không thể thiếu của phái đẹp. Đối với phái đẹp mà nói, có thể xem chiếc mũ là một trong những “trợ thủ sắc đẹp” cho cô nàng. Bên cạnh tính năng che nắng che mưa, chiếc mũ ngày nay còn đóng vai trò là một “đạo cụ” hữu ích cho các buổi chụp hình ngoài trời.
Chính vì vậy, việc giặt giũ và bảo quản những loại mũ luôn được chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm. Giặt mũ bằng tay là biện pháp an toàn nhất nhưng với những chiếc mũ được đan chắc chắn hơn, bạn có thể thử giặt chúng bằng máy giặt. Trước khi giặt mũ, thử xác định xem mũ được làm từ chất liệu gì và nó có dễ bị biến dạng khi giặt không. Cách đơn giản nhất là xem trên nhãn hàng được khâu trên mũ. Tuy nhiên, nếu mũ của bạn không có nhãn hiệu gì thì bạn sẽ phải tự nhận biết. Sau đây là những mẹo hay trong việc giặt và bảo quản mũ bạn nên tham khảo.
1. Mũ bông, len
Các loại mũ rất dễ bị dính bụi bẩn, trong đó những chiếc mũ bông dễ bị dính bụi bẩn nhiều. Khi giặt mũ bông, để chiếc mũ được giặt sạch nhất thì bạn nên tách riêng phần bông. Phần mũ giặt xong phơi khô, là phẳng, sau đó lấy bông cho vào, lại may theo nguyên dạng.
2. Mũ da
Với những chiếc mũ chất liệu làm bằng da thì khi giặt mũ bạn không nên giặt bằng máy sẽ làm hư đi chất liệu da, tốt nhất là bạn nên giặt bằng tay và không nên dùng bàn chải cứng để chà. Bạn nên hoà sẵn xà bông trong nước trước khi cho mũ vào giặt vì đó cách rất tốt để tránh mũ nón bị bạc màu không đều nhau, gây ra màu sắc lốm đốm rất không thẩm mỹ. Sau khi giặt xong bạn không nên phơi trực tiếp mũ dưới ánh nắng gay gắt trừ 11h trưa đến 2h chiều và khi phơi nên phơi mặt trái của nón, nếu không thì chiếc mũ nón của bạn sẽ rất nhanh bị bạc màu hoặc ngã sang màu ố vàng. Bạn cũng nên làm mềm nón bằng dầu xả để nón không bị nứt nẻ và cũng để giữ độ bóng mượt cho chiếc mũ da của mình.
Bạn có thể dùng củ hành cắt làm 2 miếng và xoa lên mũ da. Dùng vải tẩm xăng và lau khô cũng sẽ cho hiệu quả làm sạch cao.
3. Mũ dạ
Những vết bẩn trên mũ dạ có thể dùng dung dịch hỗn hợp amoniac và cồn với lượng bằng nhau để giặt.
Trước hết, dùng miếng bông tẩm hỗn hợp này lên mũ, chú ý không làm ướt mũ quá, nếu không mũ dễ thay đổi hình dạng. Tiếp theo, dùng khăn khô lau sạch, dùng bàn chải lông chải, rồi phơi khô.
Chỗ còn sờn trên mũ có thể dùng giấy nhám mịn xát qua; cũng có thể xoa lên ít muối, rồi dùng bàn trải cứng chải, mũ chải xong nhìn như mới.
4. Mũ đan bằng mây lá
Trước khi giặt mũ bằng mây lá, phải lấy ra những vật trang trí, sau đó ngâm mũ vào nước nóng mấy tiếng đồng hồ bởi mũ đan bằng mây lá không dễ biến dạng khi gặp nước nóng. Sau khi ngâm, dùng bàn chải chải sạch bằng xà phòng hoặc bằng bột giặt (1 lít nước ấm pha một thìa bột giặt). Khi bạn chải sạch bụi bẩn, có thể dùng dung dịch oxy già, nhớ là 3 lít nước cho một thìa để giặt.
Sau đó cho mũ lá vào dung dịch có nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng, gia nhiệt 50-60 độ C, 30 phút sau lấy ra, dùng nước sạch chải sạch. Sau cùng phơi ngoài trời nắng.