Mách mẹ cách trồng gừng bằng bao xi măng đơn giản, chưa bao giờ sai củ đến thế

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là lỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng ít sâu bệnh cho năng suất cao

Củ gừng là loại gia vị quen thuộc, không chỉ là loại củ dùng trong chế biến món ăn mà củ gừng còn chứa nhiều giá trị cao trong y học, chữa bệnh. Những năm gần đây việc trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài ra nhiều gia đình cũng có thể trồng củ gừng tại nhà trong xô chậu, thùng xốp và bao cát. Kỹ thuật trồng gừng không khó nên mọi người đều có thể tự trồng ở nhà.

cugung2

Cây gừng được trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, thời gian trồng gừng thích hợp nhất là vào mùa xuân từ tháng 2 - 3, lúc thời tiết có mưa phùn, độ ẩm cao. Cây gừng là loại cây trồng để lấy củ nên cần phải trồng ở loại đất tơi xốp, loại đất thịt nhẹ tơi xốp, đất pha cát, thoát nước và giữ ẩm tốt.

Chọn giống gừng

Sử dụng củ gừng già không bị sâu bệnh hay hư thối. Gừng có thể trồng nguyên cả củ hoặc để tiết kiệm giống hơn thì dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3 - 4 mắt sau đó chấm tro bếp vào để hãm nhựa.

Sau khi cắt hom xong xếp đều trên các khay, để nơi khô thoáng, có bóng râm, sau 2 - 3 ngày dùng rơm rạ sạch phủ kín, tưới ẩm để ủ hom để khoảng 1 - 2 tuần thì hom gừng sẽ nhú mắt, khi hom giống dài khoảng 3 - 5 cm và có ít nhất 1 - 2 mầm thì có thể đem trồng

Trồng gừng

Nếu trồng gừng vào xô chậu, thùng xốp hoặc bao cát thì cần pha trộn đất gồm phân chuồng ủ hoại, tro trấu và super lân cho vào bao, sau đó đặt hom gừng vào giữa bọc phủ lớp đất nhẹ chừng 2cm, trải lên mặt lớp tro trấu để giữ ẩm.

Nếu trồng trực tiếp vào đất thì lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 1m. Bón lót phân chuồng ủ hoại vào từng rãnh luống. Rạch hàng sâu 10cm, khoảng cách mỗi củ cách nhau 30 - 40 cm, mỗi hàng cách nhau 40 - 50 cm. Đặt hom gừng xuống rồi phũ lên một lớp đất trộn phân hữu cơ, tưới nước cho đất ẩm rồi phũ lên một lớp rơm rạ để giữ ẩm.

Chú ý do nhánh gừng nảy chồi ngang nên khi trồng cần đặt hom gừng xuôi theo hàng trồng để chồi phát triển đều theo hàng.

Sau 2 tuần thì củ gừng bắt đầu mọc chồi và xuất hiện lá non, nếu hốc gừng nào không mọc thì cần trồng dặm thêm để gừng mọc đều. Sau khi trồng hom gừng cần tưới nước mỗi ngày để giữ ẩm cho đất.

cugung

Cách chăm sóc

Trong suốt quá trình phát triển, không để gừng thiếu nước sẽ chậm lớn. Gừng là cây rất háo nước nhưng không chịu được úng, vì vậy cần chú ý lượng nước tưới đủ ẩm, vào mùa mưa thường xuyên vun đất để đất thoát nước, tránh hại cây bị úng nước gây thối rễ.

Gừng khi nhảy con làm củ thường có xu hướng trồi lên mặt đất, sau khi trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành vun lấp đất, bón thêm phân hữu cơ hoai mục vào gốc gừng.

Cây gừng chủ yếu bón phân NPK để gừng đạt năng suất cao nhất. Sau khi trồng từ 30 - 40 ngày tiến hành bón phân NPK quanh gốc. Sau đó bón thêm phân chuồng hoại mục vào gốc cây. 2 tháng sau tiếp tục bón phân lần 2.

Thời điểm cây gừng trồng được 7 - 8 tháng thì sẽ không mọc lá non nữa và cây bắt đầu ngả lá vàng thì không cần tưới nước, tiến hành đào một vài gốc gừng lên kiểm tra.

Thu hoạch và bảo quản củ gừng

ky-thuat-trong-gung-trong-chau-nhanh-lon-nhieu-cu.03

Cây gừng thường cho thu hoạch từ 7 tháng đến 9 tháng sau khi trồng, tiến hành thu hoạch gừng vào thời điểm trời nắng ráo đất khô, trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm gừng rũ sạch đất. Không nên để gừng quá già mới thu hoạch sẽ khiến gừng có xơ giảm chất lượng.

Khi đào, phải nhẹ tay tránh làm trầy củ tạo vết thương và sâu bệnh dễ xâm nhập. Chú ý: Vì trồng gừng tại nhà nên tránh dùng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc tăng trưởng. Hãy dùng phân giun quế hay các loại phân hữu cơ an toàn khác có bán trên thị trường.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link
TIN MỚI CẬP NHẬT