Măng tươi là món ăn ngon, được nhiều người ưa thích. Trong măng có chứa protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose... nên đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và u.n.g t.h.ư ruột kết.
Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg trong một kg măng củ, đây là một chất c.ự.c đ.ộ.c với cơ thể. Tuy nhiên, cyanide sẽ mất đi trong quá trình chế biến.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên vì thế mà sợ ăn măng bởi các chất đ.ộ.c trong măng dễ hoà tan trong nước và bị bay hơi khi đun nóng. Với măng tươi bạn chỉ cần chú ý chế biến kỹ bằng cách luộc đi luộc lại từ 2-3 lần, mỗi lần luộc cần rửa sạch bằng nước lạnh rồi mới chế biến, trong quá trình luộc cần mở vung. Làm như vậy mục đích để Acid xyanhydric hoà tan trong nước luộc, nước rửa và bay hơi, loại bỏ gần như hoàn toàn ch.ấ.t đ.ộ.c trong măng.
Trường hợp nếu ăn phải măng chế biến không kỹ rất dễ bị n.g.ộ đ.ộ.c. Biểu hiện n.g.ộ đ.ộ.c ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 - 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp. Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, suy hô hấp, tím tái, hôn mê…
Khi người ăn nhiều măng xuất hiện các dấu hiệu trên, cần đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Ngoài ra có thể làm những cách sau để giảm độc tố trong măng
- Măng tươi nên bóc hết vỏ, cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.
- Với măng đắng, để nguyên đọt măng, xếp vào nồi đổ xăm xắp nước vo gạo với vài trái ớt đã bỏ hạt rồi đun trên lửa vừa, mở nắp vung. Khi thử lấy đũa chọc thấy măng mềm thì tắt lửa. Vớt ra xả lại nhiều lần bằng nước sạch, khi không còn vị đắng có thể đem chế biến món ăn.
- Cho nước gạo vào ngập hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, bạn có thể đem chế biến món ăn mà mình yêu thích.
- Trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt. Muối măng chua cũng là một biện pháp là giảm tính độc của măng.
- Bạn cũng có thể ngâm măng trong nước vôi pha loãng, để qua đêm. Sau đó vớt ra, rửa sạch, luộc qua vài lần đến khi thấy nước trong là được.