Mẹ bầu mê món này rất dễ nuôi Ổ SÁN trong bụng

( PHUNUTODAY ) - Trẻ rất dễ bị nhiễm giun sán nếu mẹ cho ăn những thực phẩm này!

Mới đây, một bà mẹ chia sẻ trên mạng xã hội rằng:

"Huhu, vì chiều con, vô tình em đã nuôi 1 ổ sán trong người con. Khủng khiếp quá các mẹ ạ!
Con em 5 tuổi, dạo gần đây bé hay bứt rứt khó chịu, nhất là đau vùng rốn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân và hay bảo đau đầu, chóng mặt. Lo lắng không biết con bị bệnh gì mà lúc nào người cũng thiếu sức sống em mang con đi khám bác sĩ, trời ơi tá hỏa con bị nhiễm sán dây lợn các mẹ ạ.

Giải thích cho việc con em hay đau đầu, chóng mặt sút cân bác bảo do giun sán khi thức ăn vào hút sạch chất dinh dưỡng nên gây ra hiện tượng này. Để lâu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới nặng hơn sán có thể gây tắc ruột nữa.

trebinhiemgiunsan.phunutoday3
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 

Rồi bác kể chuyện, năm ngoái ở Quảng Nam có em bé mới 3 tuổi thôi bị nhiễm giun nhiều đến mức tắc ruột phải mổ cấp cứu. Siêu âm, chụp phim và tiến hành xét nghiệm đã phát hiện bé bị tắc ruột do nhiễm quá nhiều giun phải phẫu thuật để gắp ra. Ca phẩu thuật kéo dài suốt 3 giờ liền, bắt ra được hơn 300 con giun. Kinh không các mẹ!

Trở lại chuyện nhiễm sán lợn của con em, là con do rất thích ăn nem chua nên em cũng hay chiều con, thường xuyên mua về cho bé ăn :( không ngờ đó là mầm mống gây bệnh cho con. Theo bác sĩ, nem tuy rất ngon và dễ ăn nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người ăn, đặc biệt trẻ con.

Nem được làm từ thính, thịt tươi trong quá trình chế biến món này rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ, nơi sản xuất, nguồn nguyên liệu…. Chưa kể món này được làm chín bằng phương pháp lên men tự nhiên do đó không thể tiêu diệt được các vi khuẩn, virus gây bệnh và các ký sinh trùng đường ruột là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nhiễm giun sán."

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị nhiễm giun, sán

trebinhiemgiunsan.phunutoday
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nguyên nhân chính là do giun sống trong ruột người, hàng ngày chúng đẻ ra rất nhiều trứng. Trứng theo phân ra ngoài đất phát triển rồi lại quay trở lại nhiễm bệnh cho người khác theo các con đường khác nhau, chủ yếu là qua đường tiêu hóa.

Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ (như: nem chua, tiết canh…), ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, uống nước chưa đun sôi, nguồn nước sinh hoạt không đủ vệ sinh. Do đó, trẻ bị nhiễm giun khi đưa các đồ chơi bẩn vào miệng.

Cầm, nắm thức ăn mà không rửa tay sau khi đi đại tiện. Người lớn không rửa tay sạch khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Trẻ chơi, tiếp xúc với súc vật.

Thực phẩm dễ nhiễm giun sán nhất cho trẻ

trebinhiemgiunsan.phunutoday1
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Các loại rau sống không đảm bảo

Rau sống là một trong những thực phẩm có nguy cơ cao chứa các loại ký sinh gây hại. Những loại rau được trồng trên cạn như rau mùi, xà lách,.. thường nhiễm các loại giun, sán. Bạn nên hạn chế cho trẻ ăn rau sống tại các hàng quán bởi chúng không đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, khi mua rau về dùng cũng cần rửa lại nhiều lần và ngâm nước muối. Bạn cũng có thể tự trồng chúng tại nhà để đảm bảo vệ sinh hơn.

Món ăn từ ốc

Ốc là loài sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh có hại cho cơ thể. Đặc biệt, những món ăn từ chúng ở các quán vỉa hè thường không đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến.

Nguyên liệu được chế biến sơ sài không loại bỏ hoàn toàn được giun, sán có trong chúng. Do đó, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn ốc tại những hàng quán ven đường. Một mẹo nhỏ là bạn hãy ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn và chế biến thật kĩ để ăn được an toàn hơn nhé!

Các loại thịt tái

Nếu bạn thường xuyên có thói quen cho con nhỏ dùng các loại thịt tái khi ăn phở hay các món nhúng thì nên loại bỏ ngay. Trong thịt bò sống thường chứa một loại sán rất nguy hiểm gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí ảnh hưởng đến khớp và não. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy tỉ lệ nhiễm sán lá gan ở thịt bò khá cao.

Bạn nên thay đổi ngay thói quen ăn những thực phẩm này để không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Gỏi cá sống

trebinhiemgiunsan.phunutoday2
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 

Gỏi cá sống là món ăn ưa thích của nhiều người, thậm chí là đặc sản của nhiều vùng sông nước. Tuy nhiên, do cá sống dưới những vùng nước không đảm bảo vệ sinh nên chúng hoàn toàn có thể nhiễm giun, sán trong thịt. Món gỏi cá sống lại không được chế biến kĩ nên các loài giun sán này vẫn tồn tại và xâm nhập vào cơ thể người khi chúng ta ăn.

Lòng lợn

Lòng lợn là món ăn ưa thích của rất nhiều người bởi hương vị đặc biệt của chúng. Tuy nhiên, đây cũng là món ăn dễ bị nhiễm các loại sán. Đặc biệt, khi nướng hay chế biến sơ qua sẽ không thể loại bỏ được hoàn toàn lượng sán có trong chúng. Bạn nên lưu ý tránh ăn ở những quán vỉa hè không đảm bảo và sơ chế thật kĩ trước khi dùng để bảo đảm vệ sinh.

Phòng ngừa bệnh giun sán ở trẻ

Luôn giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ. Mẹ không được quên nguyên tắc rửa tay trước khi ăn, cả cho mình lẫn bé con.

Tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn chưa nấu chín, nước chưa đun sôi. Với trái cây, rau củ có thể ăn sống, mẹ nên ngâm nước muối nhiều lần và nên gọt vỏ sạch. Cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho bé. Hạn chế cho bé đi chân đất ra ngoài.

Không để bé trườn, lăn, lê, bò toài dưới nền nhà không lau chùi sạch sẽ. Quần áo của trẻ nên được giặt sạch, phơi khô. Trẻ 2 tuổi trở lên nên uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

1. 8 điều BÀ ĐẺ cần tránh để VẾT MỔ sau sinh nhanh lành

2. Bà bầu bị phù chân phải làm sao để nhanh khỏi nhất

Theo:  khoevadep.com.vn copy link