Mẹo chọn cua biển ngon, chắc thịt nhiều gạch, không bao giờ bị ọp

11:20, Thứ năm 12/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là mẹo chọn cua biển tươi ngon, nhiều gạch nhiều thịt mà ai cũng nên nắm rõ.

Tránh những con cua trông quá hiền lành

Cua biển ngon là loại mới đánh bắt hoặc thu hoạch. Cua để lâu tuy phần thịt bên trong đã bị teo ngót nhưng vẻ ngoài vẫn to lớn, cầm vẫn nặng tay như thường. Để lựa chọn, bạn hãy chọn con khỏe mạnh, phản xạ tốt. Không nên chọn con chậm chạp hay quá hiền lành vì chúng đã yếu và ngót thịt.

Bỏ qua những con lõm yếm

Khi mua cua bạn cần nhìn yếm của nó. Cua mới tươi ngon, chắc thịt thì khi bạn ấn vào yếm, nó sẽ không bị lõm hay vỡ. Loại cua bóp vào yếm mà lõm sâu thường bị ọp, không có thịt.

Bỏ qua những con lõm yếm

Bỏ qua những con lõm yếm

Cua cái sẽ có yếm to bản hơn, tuy nhiên quanh yếm có nhiều lông bao quanh tức là cua sinh sản nhiều lần, thịt không ngon. Ngược lại cua có phần trứng lộ ra ở yếm thường ngon, nhiều gạch, thịt thơm.

Khi bạn ấn lõm phần yếm xuống để bên trong, nếu thấy lộ ra phần gạch màu đỏ tươi thì nên chọn, vì cua chắc chắn đẫm gạch.

Quan sát gai trên mai cua

Bạn hãy nhìn những chiếc gai trên mai để chọn cua biển ngon. Cua có gai ngắn, nhỏ, mềm giòn dễ gãy chứng tỏ con cua còn non, trong khi cua già có gai to, cứng chắc và đều nhau.

Để ý màu sắc cua

Cua ngon sẽ sậm màu, chú ý độ màu của càng và phần mai tương đương nhau là cua ngon, thịt ngọt đậm. Màu càng sẫm tức là tuổi con cua này càng lớn. Cua non nhạt màu hơn, thịt cũng kém chắc, nhạt hơn. Cua ngon cũng có phần yếm sáng màu.

Người thông minh cũng không mua cua ngày Rằm. Nếu mua cua biển vào ngày rằm hoặc xung quanh ngày này, cua dễ bị óp. Cua ngon nên mua cua vào mùa nước, những ngày cuối tháng, đầu tháng hay những đêm không trăng, cua béo và chắc thịt nhất.

Để ý màu sắc cua

Để ý màu sắc cua

Lưu ý khi sơ chế cua biển

Khi mua cua biển về, đừng cho cua vào trong nước ngay vì chúng sẽ dễ chết do bị "sốc nhiệt". Cua chết trước khi chế biến thì ăn sẽ không ngon. Vì thế sau khi đem cua về nhà, bạn hãy để nó ở nơi thoáng mát, ẩm, thỉnh thoảng rưới nước để cua không bị "chết khô".

Đừng cắt bỏ dây buộc cua khi chúng còn sống vì bạn sẽ rất vất vả, khó khăn để xử lý chúng, thậm chí bị thương do cua kẹp. Bạn cũng sẽ dễ lâm vào tình huống đuổi con cua khắp nhà.

Cách xử lý tốt nhất là dùng vật nhọn để đâm vào phần yếm cua để nó bất động rồi mới tháo bỏ dây. Một cách khác là cho cua đang buộc dây vào nước đá để chúng tê liệt rồi mới sơ chế.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo