Hiện tượng nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ, ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”.
Đặt ngón tay vào bên trong tai giúp chữa nấc cụt hiệu quả. |
Hiện giới y học chưa tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến chứng nấc cụt, chỉ biết rằng chứng này thường do hậu quả của việc nuốt thức ăn quá nhanh, hoặc lượng không khí bị nuốt vào bao tử quá nhiều…
Tiến sĩ Anton Emmanuel, chuyên gia tư vấn dạ dày – ruột tại Bệnh viện Trường Đại học London (Anh) cho biết: “Dù không nguy hiểm nhưng nấc cụt gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc.
Tuy chưa có thuốc nào đặc trị chứng nấc cụt nhưng từ xưa đến nay đã có nhiều mẹo nhỏ, kinh nghiệm dân gian chữa chứng bệnh này rất hiệu quả”.
Ăn kẹo
Các chuyên gia y tế khuyên, nếu gặp triệu chứng nấc cụt, hãy thử ăn một ít thức ăn ngọt hoặc đường. Cách này được chứng minh “dập tắt” cơn khó chịu do nấc.
Uống một cốc nước lạnh
Đây là mẹo chữa nấc phổ biến nhất. Một số người còn truyền tai nhau là vừa uống nước vừa bịt mũi lại. Số khác thì vừa uống vừa vặn mình.
“Uống nước hoặc súc miệng có thể làm gián đoạn các dây thần kinh gây nấc. Hãy uống nước chậm rãi và liên tục để chữa nấc”, tiến sĩ Emmanuel giải thích.
Đặt ngón tay vào bên trong tai
Đặt ngón tay vào bên trong tai, sau đó đẩy nhẹ vào và giữ yên 5 phút. Các nhánh của dây thần kinh phế vị cũng mở rộng trong tai và các ngón tay sẽ kích thích chúng để làm ngừng cơn nấc.
Ngậm đá lạnh
Thời gian bạn nhận ra cảm giác lạnh ở trong miệng khi ngậm viên đá thì cơn nấc cũng biến mất. Bởi đá lạnh làm dịu các dây thần kinh bị kích thích.
Những trường hợp đau đầu báo hiệu nguy cơ đột quỵ cần khám gấp (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Những trường hợp đau đầu báo hiệu nguy cơ đột quỵ cần khám gấp - các bạn hãy lưu lại để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra! |