Cách chế biến loại bỏ chất độc trong măng
- Trên cả 3 loại măng là măng trắng (lấy từ củ măng), măng trắng đã ngâm nước (măng đã ra nước và có vị hơi chua) và măng vàng (đã luộc và ngâm nước) thì hàm lượng xyanua rất cao, đây là chất độc có thể gây ra chết người , với 1 hàm lượng nhỏ giết người chỉ trong 1 phút. Độc chất này có nhiều trong măng và sẽ bay hơi dần trong môi trường nước. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm măng chua, chất xyanua có trong loại măng này sẽ kết hợp một số enzyme hoặc một số chất trong ruột người và có khả năng gây ngộ độc cao.
- Cách phòng độc: Không nên chọn măng đã ngâm nước quá lâu sẽ bị rất chua. Khi mua măng về nên ngâm nước luôn trong nhiều giờ. Trước khi nấu cũng phải luộc qua với nước có cho chút muối từ 1 đến 2 lần nhằm giảm hàm lượng xyanua đến mức tối đa.
Độc chất trong sắn
- Sắn cũng có nhiều độc chất xyanua có trong cả vỏ và thịt sắn, tuy nhiên phần vỏ có nhiều xyanua hơn. Khi luộc dù lột vỏ thì phần thịt của củ sắn vẫn còn chất độc này. Khi luộc với số lượng lớn thì chất độc sẽ tạo lên một lớp váng trên mặt nước. Ăn phải lớp váng này, người ăn sẽ bị ngộ độc ngay.
- Cách phòng độc: Lột vỏ và rửa ngâm sắn nhiều giờ trong nước lạnh. Khi luộc nhớ mở nắp vung cho chất xyanua bay đi thì độc chất sẽ giảm đi nhiều.
Độc chất trong khoai tây
- Khoai tây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên khi khoai tây đào lên khỏi mặt đất lâu ngày tiếp xúc với nhiều yếu tố trong môi trường như ánh nắng mặt trời thì những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc những củ khoai có vỏ chuyển sang màu xanh thì hàm lượng chất gây độc có sẵn trong khoai tây solanin sẽ tăng đáng kể. Khi ăn phải khoai tây lúc này sẽ gây ngộ độc với các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…
- Cách phòng độc: Không nên ăn khoai tây mọc mầm, vỏ xanh hoặc đã được đào lên khá lâu.
Cách loại bỏ độc trong lạc
- Lạc tươi nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường nóng ẩm sẽ khiến lạc nhanh bị mốc. Nấm mốc ký sinh trên lạc thường rất độc hại, những người cơ địa không tốt ăn vào rất dễ ngộ độc.
- Cách phòng độc: Bảo quản lạc nơi thoáng mát, lạc tươi còn hơi ẩm nên phơi khô dưới ăn nắng mặt trời cho khô rồi mới bảo quản trong nhà. Thường xuyên kiểm tra lạc để loại bỏ các hạt mốc. Không nên ăn những hạt có biểu hiện bị mốc, thâm đen hoặc có bề ngoài bất thường.
Không rán thịt, nên luộc qua tôm, cá
Nhiều người có thói quen mua thịt về đun sôi nước chần qua thịt, bỏ nước đầu, sau đó mới cho vào chế biến. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là cách làm phản khoa học. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần sẽ làm cho thịt biến tính co lại khiến cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn.
Để giảm thiểu độc tố, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn.
Nếu chế biến thịt ở nhiệt độ cao, đặc biệt là chiên rán, thịt sẽ tạo thành chất pyrrolidine nitroso và dimethylnitrosamine, là những hợp chất được chứng minh gây bệnh ung thư. Do vậy các mẹ nội trợ lưu ý không nên rán, chiên thịt ở nhiệt độ cao.
Đối với cá biển có hàm lượng chất nitrite khá cao, vì vậy trước khi ăn, tốt nhất bạn nên cho vào nước luộc qua để loại bỏ bớt chất độc này. Bạn cũng nên kết hợp ăn cá cùng với rau xanh và hoa quả để đảm bảo sức khỏe.