Mẹo ứng xử khôn ngoan trước các trò “đấu đá” nơi công sở

15:23, Thứ hai 05/10/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Công sở luôn đầy rẫy sự mâu thuẫn và xung đột, nếu bắt buộc phải đấu “đá bạn” sẽ làm những gì?

1. Vì sao người ta "đấu đá" nhau ở công sở?

Chắc hẳn, ai trong mỗi chúng ta đều muốn sự nghiệp của mình nhanh chóng thành công dựa vào chính năng lực, trình độ của mình, song điều đó thật ngây thơ. Ngay cả những nhân viên đáng khen ngợi nhất cũng cần biết ứng xử khôn ngoan trước các chiêu trò “đấu đá” nơi công sở.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đấu đá nơi công sở đó chính là: Tham vọng  về quyền lực, thích kiếm soát người khác, sự bất an và tâm lý luôn thấy mình là nạn nhân…

Tham vọng quyền lực: Đây là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến mọi trò đấu đá nơi công sở. Hầu hết mọi người đều muốn thấy mình có thể kiểm soát cuộc sống và những việc mình làm, kể cả ở nơi làm việc hay ở nhà. Việc tìm cách gây ảnh hưởng và tác động mọi người vì lợi ích chung là hình mẫu tốt của một nhà lãnh đạo. Nhưng không may là, nhiều người kết hợp nhu cầu này với lòng tự tôn của chính mình, họ đặt mục tiêu khẳng định vị trí cao hơn người khác thay vì là hợp tác với người khác. Khi đó, mục tiêu chung cũng không còn quan trọng với họ nữa, họ sẽ bất chấp tất cả các” thủ đoạn” để khẳng định sức mạnh và sự lấn lướt của mình.

Sự bất an: Chúng ta cảm thấy bất an về mọi thứ và khi sự bất an tăng lên đến mức đe doạ, chúng ta có thể hành xử theo những cách không đáng tự hào chút nào. 

Tâm lý nạn nhân thường trực: Bất an có thể là tốt, vì cảm giác đó khiến chúng ta ý thức được thiếu sót của mình và cố gắng học hỏi để khắc phục. Tuy nhiên, tâm lý luôn coi mình là nạn nhân thì chẳng có giá trị nào để cứu vãn hết. Tâm lý này sẽ khiến mọi người có cảm giác có người luôn muốn tìm cách hãm hại họ và họ phải “phản kháng” với tất cả những người họ cảm thấy bất an bằng bất cứ cách nào đi nữa….

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.

2. Nếu buộc phải đấu đá phải làm thế nào?

Sống trong môi trường công sở, bạn cần có những bước hành động để trở thành người được yêu mến ở công sở, nhất là những người ở vị trí có ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn. Hoặc ít nhất bạn cũng cần phải biết vô hiệu hóa các đối thủ, những kẻ luôn tỏ ra ghen ghét bạn. Vậy bạn phải làm những gì?

- Chấp nhận thực tế: Cuộc sống không hề bằng phẳng

Đầu tiên, hãy chấp nhận thực tế là công sở luôn đầy rẫy sự mâu thuẫn và xung đột, chuyện đấu đá hoặc tranh chấp cũng là một phần của công việc mà bạn phải xử lý, như bao vấn đề không thể tránh khỏi khác của cuộc sống. Vì vậy bạn hãy thôi mơ mộng về một môi trường làm việc hoàn toàn lành mạnh, mọi người luôn vui vẻ giúp đỡ nhau, không bao giờ lời qua tiếng lại đi nhé. Chuyện đó chẳng có trong đời thực đâu.

- Biện pháp phòng thủ

Hãy lên danh sách tất cả những người ở công sở có thể giúp đỡ hay gây khó khăn cho bạn. Với từng người, hãy tự hỏi mình, điều gì sẽ giúp bạn trở nên đáng mến hơn với họ: Giúp họ xinh đẹp hơn? Giúp đỡ để công việc của họ tốt hơn? Giúp họ thăng tiến? Nghe họ phàn nàn? Nói chuyện về chủ đề họ thích? Giúp họ giải quyết những rắc rối riêng? Tán tỉnh họ?...

- Đương đầu

Cũng có khi tất cả những động thái đầy thiện chí và không hề ngẫu nhiên vừa nói trên của bạn vẫn không đủ hiệu quả. Một người nào đó vẫn muốn đánh bật bạn khỏi những cơ hội thăng tiến.

An toàn nhất là thoạt đầu bạn nên tỏ thái độ hòa nhã, mặc dù đôi khi, đi thẳng vào vấn đề cốt lõi sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho bạn. Và đây là một vài phản ứng có hiệu quả để bạn tham khảo:

Không làm gì cả: Đôi khi, đương đầu với một người hoặc tới gặp sếp sẽ gây nhiều tổn hại cho bạn hơn là mang lại lợi ích. Cũng đôi khi, quy kết của bạn về sự chọc phá của họ là sai. Bạn cần phải xác minh lại sự thật. Biết đâu những lời dèm pha về bạn là chính xác? Hãy tự xét mình hoặc tham khảo thêm ý kiến đánh giá từ những đồng nghiệp tin cậy khác.

Đặt ra câu hỏi nghi vấn và đưa ra lời cảnh báo: Nếu biết được đối phương muốn hãm hại bạn, bạn nên đưa ra câu hỏi nghi vấn trực tiếp cho người đó như: “Tôi nghe nói rằng…”. Thông điệp ngầm của bạn ở đây là, “Nếu anh/chị còn tái diễn trò đó nữa thì …liệu đấy”.

Thực hiện hình phạt đã nói: Nếu bạn đã đưa ra lời cảnh báo mà đối phương vẫn tiếp tục phớt lờ, hãy hiện thực hóa nó. Chẳng hạn, nếu bạn dọa sẽ báo sếp, hãy làm như vậy. Lời phàn nàn của bạn sẽ có sức nặng hơn nếu một đồng nghiệp khác cũng có những động thái gây hấn tương tự với kẻ mà bạn đang áp dụng hình phạt như đã nói.

Nếu biết áp dụng các chiêu thức phòng ngự nơi công sở, có thể bạn sẽ rất hiếm khi cần “xù lông xù cánh” chứ đừng nói tới chuyện phải căng thẳng hơn. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu bạn cứ luôn phải tỏ ra là người “chơi đẹp” trong các trò “đấu đá” công sở. Có một nguyên tắc rất đúng, “hãy kết hợp cương nhu hợp lý”. Điều đó sẽ không tốn của bạn quá nhiều công sức và sẽ giúp bạn được đánh giá công bằng hơn về sự xuất sắc của mình.

Chúc các bạn thành công!!!

Đâm chết “tình địch” trước mặt người yêu vì ghen tuông
Bực tức, Khỏe đã dùng dao đâm nhiều nhát khiến anh V. gục tại chỗ.

 

Bất ngờ về nhà người yêu và cái kết không thể ngờ tới
Tôi bước vội ra cửa, lặng lẽ ra đi những tháng ngày dài giằng giặc như 3 năm về trước.
 
Sốc: Vợ đòi ly hôn sau đám cưới vì chồng quá lùn
Trên giấy tờ gửi tòa, cô gái Ảrập Saudi khẳng định 7 tháng hôn nhân sống với người chồng thấp hơn mình một cái đầu đã khiến cô "bứt rứt đau khổ". 
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Dat Van