Mẹo xử lý khi không may có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV

11:30, Chủ nhật 12/07/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hãy có những bí quyết riêng để xử lý ngay khi bạn cảm thấy mình có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV.

cách xử lý khi bị phơi nhiễm
Phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp của nhân viên y tế là khá phổ biến.

Gần đây, khi thông tin 18 bác sỹ bị phơi nhiễm sau khi tiến hành cứu bệnh nhân là thai phụ đã bị nhiễm HIV, đã làm cộng đồng mạng hết sức lo lắng.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, bạn cần thiết phải biết cách xử lý kịp thời khi có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV dù là bị kim tiêm đâm phải, hay tiếp xúc trực tiếp một cách không an toàn với người bị HIV. Và dưới đây là những điều bạn cần thiết phải biết để tự bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Cách xử lý khi bị phơi nhiễm

Ngay khi bị phơi nhiễm chúng ta xử lý vết thương tại chỗ. Trường hợp bị phơi nhiễm HIV do vật nhọn như bơm kim tiêm dính máu HIV đâm phải, hãy nhanh chóng lấy dụng cụ gây tổn thương ra khỏi da và xối ngay vết thương dưới vòi nước để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương, sau đó rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch. Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương và tuyệt đối không được kỳ cọ ngay chỗ vết thương. 

Còn nếu bị phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì chúng ta rửa sạch bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0.9% liên tục trong 5 phút. Phơi nhiễm qua miệng, mũi thì rửa… thì nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0.9% và xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0.9% nhiều lần.

Chú ý khi rửa mắt mũi, hãy nghiêng mặt để dung dịch nước muối chảy ra ngoài kéo theo máu dịch của virus HIV thay vì để nó đi vào cơ thể. Mỗi lần súc miệng, hãy nhổ nước ra ngoài, sau đó tiếp tục.

Khi nghi ngờ khả năng bị lây nhiễm HIV chúng ta phải báo cáo người phụ trách và làm biên bản (ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm).

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Những người có nguy cơ phơi nhiễm cao:

- Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều

- Máu và các dịch của người có H bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.

Người có nguy cơ thấp:

- Tổn thương da sây sát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít

- Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương , viêm lóet.

Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.

Các kiểu hôi miệng và cách xử lý ai cũng nên biết
Các kiểu hôi miệng và cách xử lý ai cũng nên biết
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Hơi thở có mùi khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, vì thế cần biết cách để phòng tránh và chữa trị hợp lý.
"Sự thật" không ngờ về thuốc lá bất cứ ai cũng nên biết
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới mỗi năm có 5 triệu người chết vì bệnh do thuốc lá, nhiều hơn tổng người chết vì tai nạn giao thông, lao, HIV/AIDS.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link