Rau mầm sống
Rau mầm được chế biến chín đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng ăn sống có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Ảnh: superfoods for superhealth. Rau mầm là loại rau được gieo từ hạt trong khoảng 1 tuần là có thể thu hoạch. Rau mầm đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Nhưng ăn rau mầm sống có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.
Cá ngừ
Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không thể tiêu hủy khi nấu nướng. Ngoài ra nó còn bị liệt vào danh sách cấm dùng ở trẻ em vì nó gây ra hội chứng phát triển chậm ở trẻ. Nếu ăn cá ngừ không chế biến hoặc bảo quản đúng cách, có thể gây ra những biến chứng như tiêu chảy, nguy hiểm hơn là mù mắt.
Khoai mì (sắn)
Khoai mì rất ngon nhưng lại chứa nhiều chất glycoside cyanogenic có khả năng gây ngộ độc cho người. Do đó, để đảm bảo an toàn, khi nấu cần gọt bỏ vỏ khoai và nướng, sau đó luộc kỹ, và phải tránh ăn sắn trong lúc đói vì rất dễ bị “say” sắn.
Nấm
Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại có mùi thơm, béo, mọc nhiều trong tự nhiên nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon trong thực đơn hằng ngày ở hầu khắp các quốc gia. Một số loại nấm lành thông dụng như nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm...
Tuy nhiên không phải loại nấm nào cũng có thể dùng làm thức ăn cho người được. Triệu chứng ngộ độc nấm thường là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê. Một số loại nấm độc có thể khiến người ăn tử vong hay sau khi sử dụng. Do đó, bạn tuyệt đối không nên thử những loại nấm lạ trong rừng khi đi dã ngoại.
Cách phổ biến nhất để phân biệt nấm độc chính là bằng mắt thường bởi đa số các loại nấm độc có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt như vàng, trắng, xanh oliu, tím, đỏ cam... có cuống mập mạp và không có nguồn gốc, chỉ dẫn rõ ràng.