Một tháng dùng thẻ BHYT khám bệnh hai lần được không?

( PHUNUTODAY ) - Đây chính là thắc mắc được nhiều người dân quan tâm, để biết thêm chi tiết hãy tham khảo bài viết dưới đây:

Đi khám chữa bệnh 1 tháng 2 lần được không?

Với việc tham gia bảo hiểm y tế, người dân sẽ được thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh Vậy người bệnh có bị giới hạn số lần khám chữa bệnh BHYT trong tháng không?

Số lần khám chữa bệnh BHYT trong một tháng có bị giới hạn không?Khoản 3 Điều 2 Luật BHYT năm 2008 đã giải thích về Qũy BHYT như sau:

3. Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.

Theo đó, người dân tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo mức hưởng tương ứng với đối tượng mà mình tham gia.

thebhyt-2020-09-25-14-47-50

Hiện nay, Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn đều không quy định về việc một tháng người tham gia được đi khám chữa bệnh BHYT mấy lần. Vì vậy, số lần khám chữa bệnh BHYT sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, các loại bệnh mà người dân mắc phải, chỉ định khám lại của bác sĩ,…

Theo đó, người tham gia BHYT chỉ cần thực hiện đúng các thủ tục về khám chữa bệnh BHYT sẽ được Qũy BHYT chi trả theo quy định với các mức sau:

- Khám chữa bệnh đúng tuyến

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 , người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức:

+ 100% chi phí khám chữa bệnh: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…

+ 95% chi phí khám chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

ma-the-bhyt

+ 80% chi phí khám chữa bệnh: Đối tượng khác.

- Khám chữa bệnh trái tuyến

Cũng theo khoản 3 Điều 22 Luật này, trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:

+ Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

+ Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;

+ Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám chữa bệnh

Theo:  xevathethao.vn copy link