Vào hồi 17 giờ 40 phút, trên địa bàn huyện Tân Uyên xuất hiện mưa đá kèm theo gió lốc, làm thiệt hại về nhà cửa của khoảng 200 hộ dân, tập trung ở các xã Nậm Sỏ, Nậm Cần, thị trấn Tân Uyên. Mưa đá cũng làm khoảng 50ha chè bị dập nát búp non, 20ha lúa bị thiệt hại 20-30%, 12ha rau màu và chanh leo bị dập nát, gãy ngọn...
Mưa đá khiến 4 người ở Yên Bái bị thương. Gần 2.100 ngôi nhà bị tốc mái. 23 cột điện thành phố Yên Bái bị đổ. Hơn 2.000 cây xanh bị đổ do mưa đá kèm giông lốc. TP. Yên Bái có 5 trường học bị hư hỏng mái; 1 trường Tiểu học Giới Phiên bị đổ cổng trường; 10 trường bị hư hỏng đồ dùng học tập. 7 xe ô tô bị cây đè hư hỏng; 1 nhà xưởng chế biên gỗ ép ở Văn Phú bị sập. 1 nhà thể thao của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch bị tốc mái hư hỏng. Ước tính thiệt hại khoảng hàng chục tỷ đồng.
Sáng 3/3, theo Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, do chịu ảnh hưởng chịu ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao 1500m nên từ chiều tối ngày 2/3, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào (có nơi mưa vừa mưa to) và giông. Lượng mưa từ 19h ngày 2/3 đến 6h ngày 3/3 tại các khu vực trong tỉnh: Đồng Tâm 27,4 mm; Cổ Phúc 12,6 mm; Mù Cang Chải 6 mm; Mậu A 3,6 mm.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thị xã, thành phố trong đợt mưa lốc tối ngày 2/3/2020 thì có các huyện: Yên Bình, Trấn Yên và TP. Yên Bái bị ảnh hưởng và có thiệt hại. Còn lại các huyện khác như Lục Yên, Văn Yên cũng xảy ra mưa đá và lốc xoáy nhưng chưa có thiệt hại; 4 huyện phía Tây của tỉnh cũng có mưa nhưng không bị thiệt hại.
Tại huyện Phong Thổ, chiều tối 2/2 và 9 giờ sáng 3/3, mưa đá xuất hiện tại 3 xã vùng cao Dào San, Tung Qua Lìn, Mù Sang, làm thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của nhân dân, trường học, giao thông đi lại khó khăn.