Những điều kiêng kị trong tháng cô hồn
1. Kiêng không nhắc tới điều rủi ro
Hãy tránh nhắc tới những điều rủi ro, xui xẻo vào ngày đầu tháng, nhất là ngày mùng 1 để đuổi vận xui đi càng xa càng tốt. Việc kiêng này thật ra không chỉ trong ngày đầu tháng cô hồn mà có thể áp dụng đều đặn với người làm kinh doanh hàng tháng.
2. Kiêng xuất tiền của hoặc vay mượn đầu tháng
Vào ngày đầu tháng, đặc biệt là ngày mùng 1 tháng cô hồn, mọi người thường kiêng xuất tiền nếu không sẽ “dông” cả tháng, hao tài tán lộc. Đồng thời, những người kĩ tính hoặc kinh doanh buôn bán cũng kị việc vay mượn, trả nợ hoặc đòi tiền vào ngày mùng 1 hàng tháng.
3. Kiêng đi ngoài đường vào giờ này
Tháng cô hồn kỵ đi ra ngoài đường vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) và vào buổi tối muộn, đặc biệt là không nên đi một mình. Do quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng những vong hồn đi lang thang trên dương gian, việc đi một mình vào khung giờ vắng vẻ sẽ không tốt cho tinh thần cũng như dễ dẫn đến những việc không hay.
4. Kiêng ăn vụng đồ cúng trên bàn thờ
Ngày mùng 1 tối kị việc ăn vụng đồ cúng trước khi thắp hương và thành kính khấn xin, tránh rước tai họa vào mình.
5. Kiêng nói bậy, chửi tục
Thường người ta kiêng văng tục chửi bậy khi đang sinh hoạt trong không gian tâm linh (như đình, đền, chùa, phòng thờ, nơi đặt ban thờ gia tiên…) vào ngày mùng 1, ngày rằm và cuối tháng âm lịch. Có quan niệm cho rằng, nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.
6. Kiêng quan hệ nam nữ
Ngày đầu tháng đặc biệt là tháng cô hồn, các cặp đôi nên hạn chế gần gũi yêu đương để tránh kinh động tới đấng thiêng liêng và không mắc tới xui xẻo, đen đủi không đáng có. Chính vì thế nếu có hỏi rằng, tháng cô hồn kiêng gì, không ít người sẽ nói, kiêng quan hệ nam nữ.
6. Kiêng không nên cắt tóc
Nhiều người kĩ tính vẫn cho rằng, cắt tóc là việc không nên làm vào ngày đầu tháng, đặc biệt là ngày mùng 1 âm lịch tháng cô hồn. Họ cho rằng, cắt tóc sẽ khiến tài lộc tiêu hao suốt 30 ngày trong tháng, chính vì thế cần tránh tối đa làm việc này để kiêng kị trong tháng cô hồn việc bị hao tài tán lộc trong tháng cô hồn.
7. Kiêng gặp nữ hay gặp người vía dữ
Vào buổi sáng sớm đặc biệt là ngày mùng một, nếu có việc phải đi xa hoặc thực hiện công chuyện quan trọng, nhiều người có thói quen tránh đi ra ngõ, ra cửa gặp nữ giới hoặc người có vía dữ với mong mỏi công việc như ý, vạn sự hanh thông.
Đôi khi để tránh vận rủi, có người còn khéo léo thu xếp nhờ người quen tình tình cởi mở, hay gặp may mắn đứng chờ ở ngõ chào hỏi và chúc mình lên đường may mắn lấy khước.
8. Kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén
Bạn đang thắc mắc tại sao trong danh sách cần biết về tháng cô hồn kiêng gì lại có điều kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén phải không nào? Bởi lẽ ông bà ta xưa có quan niệm, từ vỡ hoặc bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong mối quan hệ gia đình.
Vì thế, trong ngày mùng 1 đầu tháng, tốt nhất cố gắng tránh tối đa không đánh vỡ bát đĩa, ấm chén hay những hành động bất hòa như cãi cọ, chửi bới và kiêng để xảy ra những điều không vui trong gia đình.
Không phơi quần áo qua đêm hay vào ban đêm
Tốt nhất nên cất quần áo vào trong nhà từ chiều, khi trời còn sáng. Nếu phơi qua đêm, ma quỷ trông thấy sẽ "mượn" và để lại "quỷ khí", không tốt cho sức khỏe của người trần.
9. Kiêng mặc cả mà không mua hàng
Người buôn bán thường rất kị việc sáng sớm đầu ngày bị khách hàng mặc cả nhiều lần mà không đồng ý mua đồ, đặc biệt là vào ngày mùng 1 đầu tháng. Với họ việc này kéo theo sự xúi quẩy dễ dẫn tới ế ẩm hàng hóa cả một ngày dài.
Chính vì vậy, người mua hàng thông thái cần khéo léo tránh việc mặc cả mà không mua hàng trong ngày mùng 1 tháng cô hồn.
10. Kiêng đi thăm phụ nữ vừa sinh nở
Dân gian xưa vẫn có thói quen kiêng đi thăm phụ nữ vừa mới sinh nở trong vòng một tháng đầu kể từ khi em bé chào đời và hạn chế tới thăm trong các ngày đầu tháng, đặc biệt là ngày mùng 1.
Thật ra trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi vượt cạn, cả mẹ lẫn bé đều đang rất mệt mỏi, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm quá nhiều khiến không gian luôn ồn ã, đi kèm với bụi bặm, nguy cơ gây bệnh cho mẹ và bé sẽ tăng nếu khách bị ốm, mệt. Việc kiêng này là hợp lý và tốt cho đôi bên.
Kiêng kỵ tháng cô hồn là gì?
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, tháng 7 âm lịch còn gọi là tháng cô hồn.
Tên gọi này có nguồn gốc từ tích Diêm Vương cho mở Quỷ môn quan từ ngày 2/7 âm lịch hàng năm, để những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa được trở lại cõi trần, đến ngày rằm tháng 7 thì quay trở lại vì cửa địa ngục sẽ đóng. Bởi thế người Việt cũng coi tháng này là tháng của người âm. Cũng vì quan niệm như thế mà từ xa xưa, người Việt đều kỵ làm việc trọng đại trong tháng 7 âm lịch.
Ngoài ra còn có những điều kiêng kỵ đặc biệt trong tháng cô hồn mà đến ngày nay vẫn được tiếp nhận. Sau đây là 19 điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn. Dù chỉ mang tính chất truyền miệng, không có cơ sở nhưng những điều này vẫn lưu truyền trong dân gian, chủ yếu vì niềm tin "có kiêng có lành" của người Việt.
Ngoài những điều kiêng kỵ tháng cô hồn, dân gian cũng lưu truyền những việc nên làm vào tháng 7 âm lịch. Người xưa thường làm lễ cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7, thăm mộ phần người thân trong gia đình hay đi lễ chùa cầu bình an. Ngoài ra, người xưa cũng thường ăn chay để tránh điềm dữ, hạn chế sát sinh, không cáu giận, không cãi vã. Nếu có thể làm phúc, làm việc thiện thì nên làm.