Muỗi nuôi tại đảo Trí Nguyên có khả năng phòng virus Zika

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Loại muỗi vằn tự nhiên đang được nuôi thử nghiệm tại đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa có khả năng ức chế virus Zika.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa thông tin chính thức loại muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn tự nhiên) mang tác nhân sinh học Wolbachia đang nuôi thử nghiệm tại đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang không chỉ có khả năng loại trừ bệnh sốt xuất huyết mà còn có khả năng ức chế virus Zika.

Mô tả ảnh.
Muỗi vằn nuôi tại đảo Trí Nguyên có khả năng phòng virus Zika

Sáng 27/3, bác sĩ Nguyễn Hoa Hội, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Khánh Hòa cho biết, loại muỗi vằn tự nhiên giống đực mang tác nhân sinh học Wolbachia giao phối với con muỗi cái gây mất khả năng đẻ trứng, vô sinh. Do vậy, loài muỗi bị khống chế giảm dần số lượng đến khi mất giống.

Theo ông Hội, muỗi vằn mang tác nhân sinh học Wolbachia gây mất khả năng đẻ trứng của con muỗi cái đồng nghĩa với khả năng ức chế sự phát triển của virus Zika cũng như virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.

Vài năm gần đây, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa phối hợp thực hiện Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam”.

 Trước đó, tại đảo số ca mắc sốt xuất huyết Dengue bình quân mỗi năm từ 8 đến 10 ca. Sau khi thả muỗi, năm 2014, tại đảo không có ca bệnh nào. Năm 2015 sốt xuất huyết tại tỉnh Khánh Hòa lên đến đỉnh điểm nhưng tại đảo Trí Nguyên chỉ có 1 ca và ca này có thể lây bệnh từ đất liền.

Muỗi vằn tự nhiên có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước có thể truyền virus Dengue, virus Zika khi chúng hút máu người bệnh có virus nêu trên. Trong khi đó, một số nghiên cứu mới đây cho thấy muỗi vằn mang tác nhân sinh học Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của virus Zika.

 Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là một phương pháp mới có nhiều triển vọng trong phòng ngừa lây truyền Zika: “Virus Zika và virus sốt xuất huyết cùng 1 loại muỗi truyền bệnh đó là Aedes aegypti, loại muỗi này khi không phát triển thì nó sẽ phòng chống được cả 2 bệnh.

Tới đây, chúng tôi phối hợp với tỉnh, mở rộng địa bàn thử nghiệm từ đảo Trí Nguyên đưa muỗi vào đất liền để có thể triển khai ở trên đất liền. Trên cơ sở đó đánh giá, có thể nhân rộng mô hình này ra cho nhiều tỉnh, thành phố khác”.

Hiện tại các nhà khoa học Việt Nam và Australia vẫn đang tiếp tục theo dõi, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu. Hy vọng nghiên cứu này thành công sẽ góp phần tích cực cho công tác phòng, chống SXHD và một số bệnh lây truyền qua muỗi Aedes aegypti ở nước ta trong thời gian tới.

Chó dại cắn 7 người, một thai phụ tử vong
Chó dại cắn 7 người, một thai phụ tử vong
(Xã hội) - (Phunutoday) - Một con chó của một gia đình ở Thanh Hóa phát bệnh dại rồi cắn liên tục 7 người trong địa phương, trong đó có một phụ nữ mang thai.
Hàng loạt Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2016
Hàng loạt Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2016
(Xã hội) - (Phunutoday) - Chính sách với công dân khi đăng ký nghĩa vụ quân sự; mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2016.

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn