Ngày nay có quá nhiều các vụ tại nạn thương tâm do rượu bia gây ra. Hạn chế rượu bia khi tham gia giao thông bằng cách khống chế nồng độ cồn góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn. Nhiều người băn khoăn, ngoài Cảnh sát giao thông (CSGT) thì công can xã có được phép thổi nồng độ cồn?
Công an xã có được phép thổi nồng độ cồn?
Công an xã chính là lực lượng an ninh cấp cơ sở, thường được phân công làm các nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cho cộng đồng. Công an xã thường được chia làm nhiều nhóm công tác, chuyên phụ trách các nhiệm vụ cụ thể từ bảo vệ trị an, xử lý các vụ việc vi phạm của người dân cho đến việc tuyên truyền cũng như giáo dục pháp luật tại địa phương.
Theo quy định tại Nghị định số 01/2008/NĐ-CP cũng như các văn bản pháp luật liên quan, lực lượng công an xã không hề có quyền xử lý các vi phạm về giao thông một cách độc lập, đặc biệt là việc kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, công an xã cũng có thể phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông để cùng thực hiện các nhiệm vụ này.
Căn cứ các văn bản pháp lý hiện nay còn hiệu lực thì duy nhất có lực lượng CSGT hoặc các cơ quan chức năng có liên quan mới có quyền tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến vấn đề nồng độ cồn khi lái xe. Điều này đã được quy định rõ ràng trong Luật Giao thông đường bộ cũng như các quy định pháp luật liên quan. Việc đo nồng độ cồn sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng những máy đo chuyên dụng và đặc biệt phải tuân thủ các quy tắc, quy trình đúng đắn.
Mặc dù công an xã không hề có quyền trực tiếp thổi nồng độ cồn, nhưng họ vẫn góp một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đắc lực cho lực lượng CSGT. Công an xã có thể thực hiện công việc giúp đỡ trong việc thiết lập các điểm kiểm tra, cùng giữ trật tự và an ninh tại các khu vực kiểm tra nồng độ cồn, và họ có thể hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp hay phức tạp.
Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?
Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện giao thông) là một trong những hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 thuộc Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn sẽ được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi họ ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn. Như vậy, việc vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.
Trong trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính mà thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng và có điều kiện bến bãi, có khả năng bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì họ có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô cao nhất là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 17, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, mức phạt cao nhất về nồng độ cồn ô tô là 40.000.000 đồng. Đồng thời, người vi phạm cũng sẽ bị thêm hình phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian khá dài từ 22 đến 24 tháng và phương tiện ô tô có thể bị tạm giữ tối đa 07 ngày trước khi các cơ quan có quyền ra quyết định xử phạt.