Bồn cầu là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người. Sau một thời gian sử dụng, bồn cầu thường xuất hiện các cặn ố vàng và có thể có mùi hôi khó chịu. Nếu không vệ sinh thường xuyên, các cặn bẩn này bám càng chặt và rất khó chà rửa.
Để loại bỏ những vết ố vàng đồng thời khử mùi hôi, diệt khuẩn cho bồn cầu, bạn hãy làm theo cách dưới đây.
Đầu tiên, hãy chọn sản phẩm làm sạch mà bạn muốn sửa dụng. Ngoài thị trường có rất nhiều sản phẩm tẩy rửa được bày bán. Bạn có thể lựa chọn một loại mà mình cảm thấy phù hợp. Nếu lo lắng về những ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như muối, baking soda, giấm trắng để làm sạch bồn cầu.
Sau khi chọn được chất tẩy rửa phù hợp, bạn hãy đổ chúng lên khắp bề mặt bồn cầu. Đối với các loại chất tẩy rửa bán sẵn, bạn hãy làm theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm. Đối với giấm trắng, bạn hãy đổ giấm nguyên chất (không cần pha loãng) vào bề mặt bồn cầu và để khoảng 10 phút để giấm phát huy tác dụng làm mềm vết bẩn.
Tiếp đến, hãy dùng bàn chải cọ rửa toàn bộ bồn cầu. Trong quá trình này, hãy đeo găng tay để bảo vệ da.
Để tăng khả năng làm sạch, sau bước trên, bạn hãy sử dụng thêm baking soda. Trộn 1/4 cốc baking soda với 1/2 cốc giấm hoặc nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt và bôi lên các vết bẩn ở bồn cầu. Để nguyên như vậy khoảng 20 phút.
Dùng bàn chải cọ lại bồn cầu một lần nữa. Chà đến đâu dội nước sạch đến đó. Lưu ý, sử dụng nước nóng để đạt hiệu quả làm sạch tốt nhất, đồng thời tăng hiệu quả diệt khuẩn.
Bước cuối cùng, bạn chỉ cần xả lại nước một lần nửa để toàn bộ các chất tẩy rửa được cuốn trôi đi hết là xong.
Vệ sinh bồn cầu định kỳ hàng tuần, hàng tháng sẽ ngăn chặn các vết bẩn bám chặt vào bồn cầu đồng thời giữ cho nhà vệ sinh sạch khuẩn, không có mùi hôi khó chịu từ đó bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình tốt hơn.