Cuộc gặp cấp cao có sự tham dự của trưởng đại diện ngoại giao khối EU Catherine Ashton, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và quyền Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya.
Đại diện 4 bên tham gia cuộc đàm phán. |
Trong cuộc đàm phán các bên đã đạt thỏa thuận thực hiện các bước để “khôi phục an ninh” cho mọi công dân Ukraine và kêu gọi “mọi tổ chức vũ trang bất hợp pháp” buông súng và rời các tòa nhà bị chiếm đóng ở Đông Ukraine.
Thỏa thuận này hoàn toàn trái ngược với những gì Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố: "không loại trừ khả năng Matxcơva can thiệp quân sự vào miền Đông Ukraine".
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon bày tỏ sự lạc quan với thỏa thuận trên và kêu gọi các bên “thực hiện nghiêm túc”.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng mô tả đây là “bước quan trọng đầu tiên”.
Ngoại trưởng Mỹ miêu tả cuộc đàm phán hôm qua là "một ngày thuận lợi", nhưng cho rằng các lời nói cần được biến thành hành động và rằng ông không có lựa chọn nào khác là áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn với Nga nếu Mátxcơva không chứng tỏ sự nghiêm túc trong việc giảm căng thẳng tại Ukraine.
Tuy nhiên ông Obama tỏ ra rất thận trọng. “Tôi không nghĩ chúng ta có thể chắc chắn điều gì ở thời điểm này. Dù vậy có khả năng ngoại giao sẽ giúp giảm căng thẳng”, ông Obama tuyên bố.
Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. |
Tổng thống Mỹ tiết lộ Washington đã chuẩn bị đầy đủ các biện pháp cấm vận bổ sung đối với Nga nếu tình hình tại Ukraine không có sự cải thiện. Hôm qua Thủ tướng Anh David Cameron đã đồng ý cùng hợp tác với ông Obama để tăng cường trừng phạt Nga nếu cần thiết.
Cho đến thời điểm hiện nay, nếu như cuộc đàm phán đã không có kết quả thì những biện pháp trừng phạt kinh tế mới của phương Tây đã chuẩn bị áp đặt Nga sẽ chưa được tiến hành. Điều này đã giảm bớt áp lực quốc tế lên Matxcơva và các quốc gia Liên minh châu Âu phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
|