Phương Tây dựng chuyện Nga dồn quân về biên giới, uy hiếp Ukraine?

07:21, Chủ nhật 30/03/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Những ngày qua, thông tin từ Mỹ ước tính Nga đã tập hợp hàng chục nghìn binh sỹ ngay gần biên giới Ukraine. Tuy nhiên điều tra thực địa lại phủ nhận điều này.

Phương Tây đang dựng chuyện

Tổng thống Mỹ Obama ngày thứ Sáu đã đưa ra cảnh báo rằng các binh sỹ Nga “đang tập hợp hàng loạt dọc biên giới đó”, và cho biết thêm: “Đây có thể đơn giản là một động thái nhằm hù dọa Ukraine, nhưng cũng có thể họ đã có những kế hoạch bổ sung”.

Mô tả ảnh.
Xe tăng Nga trong một cuộc tập trận.

Phát biểu của ông Obama được đưa ra một ngày sau khi chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia Ukraine Andrey Parubiy khẳng định với phó chủ tịch điều hành Hội đồng Mỹ - Atlantic Damon Wilson rằng: “Gần 100.000 binh sỹ đang đóng quân trên các tuyến biên giới Nga và nằm về hướng của Kharkov, Donetsk”.

Ông Parubiy bày tỏ sự lo lắng rằng Ukraine có thể phải chứng kiến “một đợt tấn công khổng lồ” vào lãnh thổ của mình. “Chúng tôi đang chuẩn bị sẵn sàng cho nó”, vị quan chức này khẳng định.

Người Mỹ không nêu ra những địa điểm cụ thể, nhưng có vẻ như các nhà phân tích tình báo đã kết luận rằng các lực lượng Nga đang tập hợp 3 lực lượng cần cho một cuộc tấn công bền vững - gồm pháo binh, hậu cần và thông tin – dưới vỏ bọc các cuộc diễn tập quân sự.

Theo tờ Telegraph của Anh, ước tính khiêm tốn nhất của Mỹ, hầu như chắc chắn dựa trên dữ liệu vệ tinh, khẳng định Nga đã tập hợp 40.000 – 50.000 binh sỹ trong cự ly có thể tấn công Ukraine, bao gồm cả những lực lượng đã có mặt tại Crimea. Con số này rõ ràng đã tăng so với ước tính 30.000 binh sỹ cách đây một tuần.

Nhưng các lực lượng của Nga – nếu thực sự được triển khai ở đây – hẳn phải được ngụy trang rất tài tình. Khi màn sương mù tan, những hình ảnh lờ mờ, tối tăm hiện ra chỉ là những hàng cây, ngôi nhà hay những chiếc xe Lada cũ. Không hề có chiếc xe tăng hay trực tăng nào khả nghi di chuyển trong khu vực, chẳng hề có những chiếc xe tải sơn màu lá cây gầm rú trên đường phố.

Trong một hành trình suốt 320 km dọc tuyến biên giới, chiếc xe quân sự duy nhất của Nga hiện ra trên mảnh đất này là ở đài tưởng niệm chiến tranh, với những chiếc xe tăng T-34 cũ kỹ của Liên Xô nằm ngay trên quảng trường của thị trấn.

Những cỗ xe này đã chiến thắng một trong những chiến trường tăng lớn nhất lịch sử tại chính thành phố Kursk này năm 1943 trước phát xít Đức, nhưng không có vẻ gì nó sẽ lăn bánh một lần nữa để tiến sang phía Tây, vào Ukraine.

“Vớ vẩn”, một người đàn ông mà cảnh sát địa phương gọi là đến từ truyền thông nước ngoài thốt lên khi được hỏi về sự tăng cường hiện diện quân sự.

Về phần mình, phản ứng lại những cáo buộc từ phương Tây, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, Moscow không có ý định đưa quân vào Ukraina. Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya 1 của Nga, ông Lavrov cho biết: "Chúng ta hoàn toàn không có ý định - hoặc thích thú - vượt sang biên giới Ukraina".

Ông Lavrov cho biết thêm Nga sẵn sàng bảo vệ 'quyền của người Nga và những người nói tiếng Nga ở Ukraina, bằng mọi phương tiện chính trị, ngoại giao, luật pháp".

Nội dung điện đàm Obama-Putin đã bị bóp méo?

Trong một diễn biến khác có liên quan, sau ngày 28/3, các nhà quan sát quốc tế đã không khỏi giật mình xôn xao khi nội dung cuộc điện đàm quan trọng của Obama - Putin về Ukraine do Nhà Trắng và Kremlin công bố khác nhau một trời một vực.

Mô tả ảnh.
Ngày 28/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Thậm chí, nếu chỉ đọc những bản tóm tắt mà Nhà Trắng và điện Kremlin viết về nội dung của cuộc điện đàm này thì khó có thể hình dung được rằng, cả hai nhà lãnh đạo đã trực tiếp gọi điện nói chuyện với nhau về cùng một vấn đề, bởi giữa chúng có khá nhiều điểm khác biệt.

Trong khi Nhà Trắng mô tả "Tổng thống Obama lưu ý rằng chính phủ Ukraine tiếp tục có cách tiếp cận kiềm chế theo chiều hướng giảm căng thẳng leo thang đối với cuộc khủng hoảng..." thì điện Kremlin lại nói "ông Vladimir Putin nhắc ông Barack Obama chú ý tới sự hoành hành đầy hung hãn của những kẻ cực đoan...".

Theo Nhà Trắng, Tổng thống Obama kêu gọi Nga "rút quân", "không có thêm bất cứ động thái nào vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine", song điện Kremlin, vì một lí do nào đó, đã bỏ qua điểm này.

Ngược lại, Tổng thống Nga bắt đầu nhắc tới Transnistria, một vùng tự trị tại Moldova có chủ yếu là người Nga sinh sống, song Nhà Trắng lại không hề đề cập tới khu vực này. Xét trong thời điểm Transnistria được người đứng đầu liên minh NATO coi là một trong những địa điểm có khả năng bùng phát xung đột, thì sự phớt lờ này của Mỹ rất đáng chú ý.

Dường như chỉ có một điểm chung duy nhất mà cả 2 nhà lãnh đạo đều thống nhất - đó là họ đã trao đổi quan điểm với nhau qua điện thoại.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Đông
TIN MỚI CẬP NHẬT