Ngay 24h sau sinh, mẹ phải làm luôn những việc này thì không bao giờ lo con ỐM ĐAU, BỆNH TẬT

( PHUNUTODAY ) - Sau cuộc "vượt cạn" mẹ đã có thể chào đón thiên thần bé nhỏ của mình. Thế nhưng, ngay sau đó, hầu hết những mẹ sinh con lần đầu đều lúng túng không biết làm gì để chăm sóc trẻ. Đừng ỷ lại vào bà nội (ngoại) hay bác sĩ, mẹ hãy chủ động làm những việc này cho con ngay trong ngày đầu tiên...

 Chăm sóc bầu vú

sau_sinh_zpvn

Ngay sau sinh giờ đầu tiên, em bé cần được bú mẹ ngay, sau khi lau sạch đầu vú và nặn bỏ giọt sữa đầu, dưới sự hỗ trợ các nữ hộ sinh, mặc dù sữa đầu có nhưng số lượng rất ít, nhưng động tác cho bé bú, giúp cho sự bài tiết sữa về nhanh hơn do phản xạ mút của bé từ đầu vú, sẽ kích thích tuyến sữa tiết sữa. Mặt khác trong 3 ngày đầu, sữa mẹ gọi là sữa non, có hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể rất cao, khi bé lãnh hội được nguồn sữa mẹ sau này sẽ không bị các bệnh dị ứng hay những bệnh lặt vặt thông thường.

Da kề da

Tiếp xúc “da kề da” là khi bé được đặt trần không áo quần trên ngực hoặc bụng trần của mẹ. Mặt, ngực, bụng và chân của bé áp sát người mẹ, không có khoảng trống. Bé có thể mặc bỉm và đội mũ. Đầu bé nghiêng về một bên, trên mình đắp một tấm chăn ấm.

Phương pháp này cần được thực hiện liên tục trong vòng ít nhất 1 giờ ngay sau sinh và lặp lại càng thường xuyên càng tốt trong những tuần đầu. Trường hợp trẻ sinh mổ, tiếp xúc ‘da kề da’ cần được thực hiện ngay khi mẹ tỉnh táo, có thể đáp ứng với xung quanh.

Da kề da được các bác sĩ khẳng định là có vô vàn lợi ích cho cả mẹ và bé! Vòng tay ôm ấp của mẹ sẽ giúp cho em bé tránh hạ thân nhiệt, suy hô hấp, trẻ nhận thêm được một lượng máu từ mẹ truyền sang, tăng thêm lượng sắt cho trẻ (~75mg Fe/kg), cung cấp sắt dự trữ trong 6-8 tháng, trẻ ít bị thiếu máu, giúp bé bú mẹ thuận lợi hơn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Mũi tiêm phòng đầu tiên

Đó chính là tiêm vắc xin viêm gan B. Mũi tiêm này cần thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.

Thông thường, ở cơ sở y tế (nơi các mẹ sinh bé) sẽ có quy định tiêm phòng viêm gan B cho trẻ. Tốt nhất, mẹ cần chủ động hỏi bác sĩ để đảm bảo bé sẽ được tiêm mũi này.

Cho con ngủ đúng cách

Một điều cần chú ý ở các bé mới sinh, đó là trong lúc bé ngủ, có thể có cơn ngưng thở thoáng qua, nên mẹ cần quan sát bé. Hãy cho con nằm tư thế ngủ thoải mái, tốt nhất là nằm ngửa, có hai gối nhỏ hai bên bé hay bé nằm cạnh mẹ, một tay mẹ quàng qua bé giúp bé được ngủ ngon giấc hơn và không bị giật mình.

Theo dõi con có đi vệ sinh hay không

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh bình thường, sẽ đi “tè” nhiều lần và đi tiểu tiện ít nhất 1 lần trong 24h đầu sau sinh. Nếu quá thời gian này mà không thấy con đi ngoài, mẹ cần báo ngay với bác sĩ để kịp thời kiểm tra xem hệ tiêu hóa và các chức năng khác của bé có bình thường hay không.

Chăm sóc rốn của bé

1368409703-chamsocron

Ngày nay, việc chăm sóc rốn cho bé sơ sinh thường được các y tá thực hiện trong những ngày đầu khi mẹ và bé còn ở viện. Tuy nhiên, mẹ cũng cần để ý xem rốn của con có bị nhiễm trùng hay không, nếu thấy có hiện tượng như chảy nước, có mùi,…thì đây cũng là dấu hiệu nguy hiểm cần được xử lý nhanh chóng để bảo vệ con nhé.

Mẹ hãy nhớ kĩ những lưu ý này nhé!

Theo:  khoevadep.com.vn copy link