Ngày càng nhiều người suy thận, chạy thận, mắc đủ thứ bệnh vì 8 thói quen uống nước lọc sai mỗi ngày

( PHUNUTODAY ) - Nước lọc là thứ nước cực kỳ quan trọng với chúng ta mỗi ngày. Tuy nhiên, việc uống nước lọc sai cách có thể gây hại cho thận và nguy hiểm cho sức khỏe.

Nước có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể con người. Khi cung cấp đủ nước, bộ máy cơ thể sẽ vận hành trơn tru, các bộ phận làm việc hiệu quả, quá trình lưu thông, chuyển hóa cũng diễn ra tốt đẹp.

Ngược lại, nếu uống ít nước, hoặc uống nước không đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, táo bón, đăc biệt là sức khỏe của 2 quả thận.

Dưới đây là những thói quen uống nước sai cách gây hại cho thận

Ngủ dậy mà không uống nước lọc

Bác sĩ tại bệnh viện St. Vincent Kuravilangad (Ấn Độ), Alex Maliekal, chia sẻ:  “Uống nước sau khi thức dậy sẽ làm sạch hệ thống đường ruột và tăng cường hoạt động trao đổi chất, nhờ vậy cơ thể sẽ đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hơn. Ngoài ra, uống nước lúc này sẽ giúp chống táo bón, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, chống hôi miệng và tăng cường trí não...”.

Việc ngủ dậy không uống nước là nguyên nhân hàng đầu làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khả năng bài tiết của thận. Tốt nhất là sáng dậy chúng ta nên uống 1 đến 2 cốc nước ấm nha.

Dùng các loại đồ uống khác (nước ngọt, trà, nước canh) thay thế nước lọc

Ai mà quan niệm: Nước nào mà chả là nước, uống nước nào chả được, miễn là bổ sung đủ nước là được, thì đây là quan điểm quá sai lầm. Chẳng nước nào thay thế được nước lọc nha mọi người.

Thậm chí uống nhiều nước ngọt, trà, hay nước canh còn khiến hình thành sỏi thận, tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, tiểu đường và huyết áp cao, từ đó gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thận.

5

Suy nghĩ uống càng nhiều nước càng tốt

Uống nhiều nước là tốt, nhưng uống quá nhiều lại không tốt đâu nhé mọi người. Nước dư thừa trong cơ thể sẽ gây rối loạn các chất điện giải trong máu. Nồng độ các thành phần điện giải này trong máu có thể thấp do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não của chúng ta.

Uống nước đun đi đun lại nhiều lần

Nhiều người nghĩ nước đun đi đun lại nhiều sẽ sạch vi khuẩn, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên điều này không đúng tẹo nào đâu nha. Bởi vì trong nước thường có một hàm lượng nhỏ các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, … và nitrat.

Khi đun lại nước nhiều lần, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi thì hàm lượng nitrat và các kim loại nặng kể trên ở trong nước sẽ tăng lên đáng kể, khi uống vào cơ thể các kim loại nặng này sẽ gây hại cho sức khỏe, đồng thời muối nitrit được chuyển hóa từ nitrat có trong nước sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu của cơ thể, tim đập nhanh hơn, hệ hô hấp hoạt động khó khăn hơn.

Nước vừa đun sôi uống luôn

Tất nhiên sẽ là vừa thổi, vừa uống chứ không phải uống nước sôi nhà mọi người. Tuy nhiên, thói quen xấu này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất nguy hiểm. Vì thời điểm nước vừa đun sôi, chất clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn trong nước tạo nên hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform, cực kỳ nguy hiểm.

Uống không đủ nước

Hậu quả của việc uống không đủ nước không đơn giản chỉ là cảm giác khát nước đâu mọi người. Nó còn khiến cơ thể không thể chuyển hóa được các "chất thải" trong cơ thể, lâu dần sẽ tích tự thành chất độc trong nội tạng nha.

Ngoài ra, uống ít nước còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận.

Chỉ uống nước khi khát

Nhiều người có thói quen chỉ uống nước khi khát mà không quan tâm tới việc bổ sung nước đủ cho nhu cầu cơ thể (theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, trung bình nam giới cần uống khoảng 3,7 lít nước/ngày, nữ giới là 2,7 lít).

Khát nước là một phản ứng sinh lý thường gặp. Khi cơ thể cảm thấy “khát” tức là lượng nước trong cơ thể đã mất cân bằng, một số tế bào rơi vào trạng thái mất nước.

Lúc này, nếu chúng ta uống quá nhiều nước cho đã cơn khát thì cũng chỉ là hình thức bổ sung nước “thụ động”, không có lợi cho sức khỏe.

Và nếu cơ thể liên tục ở tình trạng thiếu nước trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: Sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu và nhiều vấn đề khác nữa nha mọi người. Vì vậy tốt nhất là nên chủ động bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, không nên chờ tới khi khát mới uống nhé.

Uống nước từng ngụm lớn

Nhiều người quen kiểu vội vàng nên hay uống ngụm nước to. Thói quen này sẽ làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, tăng nguy cơ gây suy tim, đột quỵ nha mọi người. Uống nước không mất quá nhiều thời gian đâu, cứ từ từ uống, từng ngụm nhỏ mới tốt cơ thể.

4

Thời điểm nào tốt nhất để uống nước

6-7 giờ: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự rất cần nước. Hãy uống một ly ngay khi ngủ dậy để giúp lọc gan, ruột và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy để nước ngấm đến từng tế bào trong cơ thể bạn.

11 giờ: Sau vài giờ làm việc, hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng do công việc.

15-16 giờ: Trong giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.

17 giờ: Một cốc nước lúc này sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.

Những thời điểm không nên uống nước

Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ vì bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và điều tất nhiên bạn sẽ ngủ không ngon. Nên hạn chế uống nước sau 18 giờ và nếu có uống thì uống trước khi đi ngủ 45 phút đến 1 giờ.

Không uống nước trong khi ăn vì nó khiến thể tích dạ dày tăng lên, hệ tiêu hóa của bạn cũng phải làm việc vất vả hơn, rất có hại.

Không uống nhiều nước ngay sau khi vận động. Sau khi vận động, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nên bạn cảm thấy rất khát nước. Tuy nhiên, việc bạn uống nước quá nhiều ngay sau khi vận động sẽ gây gánh nặng cho tim, bởi lúc này tim đang phải hoạt động mạnh để bơm máu đi khắp cơ thể. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link