Ngày Lễ Vu Lan là ngày gì?
Các bạn có biết lễ vu lan là ngày gì hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây nhé!
Ngày Lễ Vu Lan là ngày gì?
Lễ Vu Lan là gì?
Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan rơi vào đúng chính rằm - ngày 15/7 âm lịch hàng năm. Lễ Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược – theo nghĩa tiếng Việt.
Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Ngày lễ Vu Lan được bắt nguồn từ giai thoại về Bồ tát Mục Kiều Liên. Theo sự tích xưa, Bồ tát Mục Kiền Liên là đại đệ tử của Đức Phật, ngài là một người đệ tử có thần thông sau khi đã chứng quả A La Hán, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng thần thông để tìm.
Thấy mẹ vì gây nhiều nghiệp ác nên rơi vào ngục A Tỳ làm quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở. Quá thương cảm, xót xa Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng trong 3 tháng an cư kiết hạ (ở một nơi để tu tập). Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cầu nguyện, mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ được siêu thoát.
Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Từ đó, người dân thường tổ chức lễ cầu siêu cho người thân đã khuất vào ngày này. Và Rằm tháng Bảy cũng được chọn là ngày lễ Vu Lan.
Ngày Lễ Vu Lan là ngày gì?
Ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan:
+ Lễ báo hiếu:
Ý nghĩa thực sự và giản dị của lễ Vu Lan chính là báo hiếu. Ngày lễ này nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước.
Lễ Vu Lan cũng giúp mỗi người tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”... Với người Việt Nam tư duy hiền hậu và chất phác thì tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp, bởi thế người ta vẫn hay có câu: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là vì vậy.
Lễ Vu Lan mang một ý nghĩa lớn đó là ngày báo hiếu cha me, ngoài ra nó còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn, là biết ơn và báo ơn.
Đây thực sự là một ngày Lễ đẹp, giàu ý nghĩa, phù hợp với truyền thống đạo lý, văn hóa ngàn đời của người Việt Nam! Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiểu cho các bạn nhé!