Mới đây, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I đã tiếp nhận một trường hợp nữ sinh Nguyễn Thị Minh Anh (tên đã thay đổi, SN 2000, ở Hà Nội) mắc chứng nghiện Facebook mức độ nặng. Khi bước sang lớp 12, nữ sinh có biểu hiện sống khép kín với thế giới xung quanh, học hành sa sút và cả ngày chỉ "ôm" lấy chiếc điện thoại.
Theo TS.BS Tô Thanh Phương (Trưởng khoa Cấp tính nữ - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I), để đưa bệnh nhân tới viện, cha mẹ của nữ sinh đã phải dùng tới thuốc mê.
Bệnh nhân tâm thần ban đầu khi vào viện sẽ khó hợp tác
Anh Nguyễn Minh Long (SN 1975, cha của bệnh nhân) cho biết, Minh Anh có những biểu hiện bất thường từ ngày 20/11. Nữ sinh nhất định không đến nhà cô giáo chơi cùng các bạn mà chỉ nhốt mình ở trong phòng, đến bữa không ăn, nhiều đêm thức đến sáng chỉ để chơi điện thoại. Đến giữa tháng 12, khi trở về nhà bất chợt thì anh Long phát hiện con gái mình trốn học và tình trạng này còn tiếp diễn nhiều lần.
Khi vợ chồng anh đã cắt mạng Internet, Minh Anh bắt đầu bộc lộ những phản ứng gay gắt. Em sẵn sàng đập phá đồ đạc trong nhà, chửi bới, thậm chí có hành động chống trả cha mẹ. Đặc biệt, em không chịu hợp tác với bác sĩ tâm lý mà bố mẹ mời đến nhà thăm khám. Cực chẳng đã, vì thương con mình nên anh Long đành phải "đánh thuốc mê", chuyển Minh Anh xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương I để điều trị.
Theo TS.BS Tô Thanh Phương, hiện Minh Anh đang điều trị theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế với bệnh nhân trầm cảm. Thời gian đầu, em chưa hợp tác trong điều trị nên ngoài dùng thuốc, gia đình cần phải nhẹ nhàng động viên, chăm sóc.
“Nếu gia đình phát hiện bệnh nhân nghiện điện thoại, mạng xã hội trong khoảng 6 tháng đầu, lúc đó người bệnh đang ở tình trạng cấp tính, việc điều trị sẽ kéo dài ít nhất là 6 tháng. Nếu thời gian nghiện kéo dài trên 6 tháng, lúc đó đã chuyển sang mạn tính và thời gian điều trị sẽ rất dài, khoảng 3-5 năm”, TS Phương cảnh báo.
Báo động về tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ ở Việt Nam
Theo thống kê năm 2015 của Facebook, ở Việt Nam, mỗi tháng có tới 30 triệu người dùng và những người này dành trung bình 2,5 giờ/ngày để vào Facebook. 3/4 trong số đó là những người trẻ, nằm trong độ tuổi từ 18 - 34. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc, nó còn gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khoẻ, trong đó điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần.
Bác sĩ La Đức Cương, giám đốc bệnh viện Tâm thần TW1, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị tâm thần với nguyên nhân do "nghiện" mạng xã hội. Các bệnh nhân chủ yếu là thanh thiếu niên từ cấp 2 trở lên và nhiều nhất là ở lứa tuổi cuối cấp 3, sinh viên ĐH. Đây là thời điểm các bạn trẻ có những thay đổi trong tâm lý, tính khí bốc đồng, máu ăn thua nhiều hơn và cũng bị vướng nhiều cám dỗ hơn.
Theo bác sĩ Cương, tuy số lượng bệnh nhân đến khám có biểu hiện tâm thần do nghiện mạng xã hội, nghiện game thời gian gần đây có giảm đi, nhưng tình trạng này vẫn rất đáng báo động. Trong số các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện, vẫn có tới 12 - 15% người mắc bệnh là do nguyên nhân nghiện mạng xã hội và nghiện game.
1. Mẹ con sản phụ tử vong ngay khi nhập viện: Tai biến y khoa hiếm gặp, bác sỹ không kịp trở tay
2. Vụ nữ sinh lớp 7 tự tử bằng khăn quàng đỏ: Hé lộ nội dung bức thư tuyệt mệnh song ngữ
3. Vụ nữ sinh mất tích khi ra Hà Nội nhận thưởng: Điện thoại đột ngột thông sóng cả 2 sim