Tránh đổ xăng buổi chiều mà hãy đổ xăng vào buổi sáng (đặc biệt vào khung 5h30 - 8h sáng)
Vì sao lại nói tránh đổi xăng buổi chiều mà hãy đổ xăng vào buổi sáng? Có thể nhiều người cảm thấy điều này khá vô lý tuy nhiên có 1 sự thật chỉ ra rằng, cùng 1 số tiền bạn đổ xăng ví dụ là 100 nghìn đồng thì buổi sáng bạn sẽ đổ được đúng 100 nghìn nhưng nếu đổ xăng vào tầm trưa chiều bạn lại không thể đổ được đúng lượng xăng như ban sáng. Bởi, nguyên nhân chính là do độ giãn nở của thể tích xăng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ ngoài trời. Vào buổi sáng, đặc biệt vào thời điểm 5h30-7h30 sáng, nhiệt độ ngoài trời vẫn còn thấp đổ xăng ta sẽ được lượng xăng bằng thậm chí hơn số tiền bạn trả giá.
Và ngược lại nếu bạn đổ xăng vào tầm trưa chiều sớm, lúc nhiệt độ lên cao nhất sẽ thường làm xăng bị hao hụt đi, nên khi bạn trả tiền cho khoảng 7 lít xăng thì bạn chỉ nhận được từ 6,1 đến 6,3 lít xăng, phần còn lại chỉ là hơi xăng.
Một số quy tắc đổ xăng giúp tiết kiệm tiền xăng và tăng tuổi thọ cho xe
1. Không đổ đầy bình xăng:
Đây là 1 quy tắc mà rất ít người biết. Nhiều người thường thích đổ đầy bình bởi nghĩ như vậy sẽ tốt cho xe hay như vậy đi được lâu hơn tuy nhiên bạn đã làm. Việc này sẽ khiến xe bạn thêm ì, nặng nề, các động cơ bị đè nén và phải hoạt động hết công suất để đốt cháy nhiên liệu. Hơn nữa xăng có tính ăn mòn, nếu đổ quá đầy xăng sẽ rất hại động cơ.
2. Đổ xăng tại những cây xăng các tài xế taxi hay xe ôm, shipper thường lui đến:
Thường những người phải đi lại nhiều như shipper, tài xế phải đổ xăng khá nhiều lần trong 1 tuần vậy nên họ rất có kinh nghiệm chọn cây xăng uy tín, không gian lận để đổ. Đây chính là 1 mẹo hay để các bạn đổ xăng và bảo vệ xe của mình.
3. Không để bình cạn xăng mới đổ xăng
Chạy xe để tới mức gần cạn nhiên liệu không tốt cho động cơ hoặc các chi tiết cơ khí. Động cơ, đặc biệt là động cơ diesel dễ hư hại nếu để xảy ra tình trạng hết nhiên liệu. Bởi lẽ, có những chi tiết máy được thiết kế để ngập trong nhiên liệu chứ không chịu được ăn mòn do không khí lọt vào như kim phun, bơm, phớt.
Mức độ ảnh hưởng lên động cơ xăng ít hơn nhưng không có nghĩa là xe không bị hư hại. Để đến cạn kiệt xăng, không khí xâm nhập vào hệ thống dẫn có thể khiến xăng không đến động cơ đầy đủ, khi đó cần sửa chữa.
Lý do tiếp theo là lượng xăng tồn không phải là lựa chọn hợp lý cho động cơ. Thường cặn sẽ đóng lại ở đáy bình, cặn này đi vào động cơ giảm hiệu suất nổ đồng thời phá hủy các chi tiết.