Người bị 6 bệnh sau đây tuyệt đối không nên ăn bún

22:11, Chủ nhật 11/05/2025

( PHUNUTODAY ) - Bún là thực phẩm quen thuộc, ngon miệng, dễ ăn, nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn.

Bún làm từ gạo, là món ăn dân dã, ngon miệng, dễ chế biến. Bún có thể kết hợp với nhiều thực phẩm như thịt lợn, gà, xương, hải sản... tạo nên rất nhiều món ngon khác nhau như bún riêu, bún chả, bún bò, bún mắm… Thế nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn bún.

Bún ngon nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn
Bún ngon nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn

Người mắc bệnh dạ dày

Người bị viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản hay viêm hang vị dạ dày không nên ăn bún trong thời điểm bệnh đang tái phát, đặc biệt là khi bụng đang đói. Nguyên nhân là do bún có tính chua nhẹ, điều này vốn không tốt cho dạ dày của bạn. Khi ăn bún kèm nước dùng có nhiều gia vị như giấm, chanh, ớt hoặc me, dạ dày sẽ càng bị kích ứng, dẫn đến đau âm ỉ, nóng rát, ợ hơi và đầy bụng.

Đặc biệt, người có vấn đề dạ dày, tiêu hóa không nên ăn dù lượng rất ít bún cũ, bún đã có  mùi chua rõ rệt sẽ khiến bệnh tình thêm nặng.

Người bị bệnh gout

Thực tế thì bún không đại kỵ với người bệnh gout, nhưng nó kỵ với nguyên liệu đi kèm. Ví dụ, những người mắc bệnh gout cần tránh các món bún nấu từ xương, thịt đỏ, hải sản hoặc nội tạng. Bởi lẽ những nguyên liệu này chứa hàm lượng purin cao, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric, khiến bệnh gout tái phát, gây đau nhức khớp, sưng viêm dữ dội. Khiến người bệnh sẽ ngày càng đau đớn, bệnh tình nặng thêm.

Người suy thận hoặc có vấn đề về thận

Bệnh nhân bị thận yếu hoặc suy thận mãn tính thường được bác sĩ khuyên hạn chế muối, kali và phốt pho trong khẩu phần ăn. Trong khi đó, bún nước lại có nước dùng được hầm từ xương, thịt, nhiều gia vị mặn, đây là đăc trưng để nấu bún, có như thế món ăn mới hấp dẫn. Tuy nhiên nó lại phạm vào đại kỵ với người mắc các bệnh về thận. Bởi thế tốt nhất nên tránh xa, nếu thích chỉ nên ăn bún trắng, hoặc những món cuốn cùng bún nhẹ nhàng, thanh đạm.

Chưa kể, việc ăn bún kèm các loại chả rán, giò lụa, nước chấm mặn… có thể khiến chỉ số huyết áp tăng cao, dẫn đến suy thận nặng hơn hoặc phù nề, mệt mỏi.

Người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường cũng cần nói không với bún. Bún thuộc nhóm tinh bột đã qua tinh chế, dễ khiến đường huyết tăng cao nhanh chóng sau khi ăn. Với bệnh nhân tiểu đường, việc ăn bún thường xuyên sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết khó khăn. Khi đường cao sẽ gây mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, thậm chí tăng nguy cơ biến chứng về mắt, tim mạch và thận.

Đặc biệt, các món bún có nước dùng béo, ăn kèm giò chả hoặc có đường trong gia vị sẽ càng tăng lượng calo, chất béo xấu, gây nguy hiểm cho người tiểu đường.

Người bị 6 bệnh sau đây tuyệt đối không nên ăn bún
Người bị 6 bệnh sau đây tuyệt đối không nên ăn bún

Người bị bệnh về gan

Gan là cơ quan đào thải độc tố, trong khi bún tại nhiều cơ sở chế biến thiếu an toàn có thể có chất tẩy trắng, hàn the hoặc chất chống mốc. Những hóa chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây áp lực lên gan, làm tổn thương tế bào gan, khiến gan ngày càng suy yếu.

Chưa kể, món bún nước thường có nhiều dầu mỡ, cay nóng – đều là kẻ thù của gan. Bởi thế, nếu có bệnh gan, tốt nhất nên tránh xa món bún.

Người bị cảm cúm, mệt mỏi, sức đề kháng yếu

Bún bán ở chợ thường không được đậy điệm cẩn thận, dễ nhiềm khuẩn. Những người có hệ miễn dịch yếu, đang bị cảm cúm hoặc đang hồi phục sau ốm nên tránh ăn bún ngoài hàng. Chưa kể, bún chua, nếu ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa. Việc ăn bún lạnh hoặc bún nấu lại nhiều lần cũng có thể khiến tình trạng cảm cúm nặng hơn, cơ thể khó hồi phục.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Thuỵ
Từ khóa: ăn bún