Tóc bạc ở vùng trán: Chức năng dạ dày, lá lách kém
Trán là vùng phản xạ tương ứng với lá lách, dạ dày. Vì vậy, tóc bạc xuất hiện ở khu vực trán có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng việc điều tiết dạ dày, lá lách đang không tốt.
Ngoài ra, người bị bệnh dạ dày, lá lách thường gặp hiện tượng chướng bụng, đau bụng, lạnh tứ chi, nhạt miệng, không khát, phân lỏng. Một số người bệnh còn gặp hiện tượng hôi miệng, ăn nhiều, tứ chi sưng phù, tiểu tiện lâu và khó.
Ăn các thực phẩm tăng cường sinh lực, giúp giữ ấm dạ dày và lá lách có thể giúp bạn dần dần cải thiện tình trạng này.
Người dạ dày, lá lách kém có thể cách 3-5 ngày ăn một bữa cháo gừng.
Cách làm: Bỏ 3 gram gừng tươi băm nhuyễn và 60 gram gạo vào nồi cùng với nước rồi nấu chín nhừ. Nêm gia vị tùy sở thích, chia ra ăn sáng tối. Gừng tươi có tính ấm, tản hàn, toát mồ hôi, làm ấm dạ dày, giảm đau, chống viêm.
Tóc bạc ở vùng thóp sau gáy: Khí thận không đủ
Tình trạng tóc bạc xuất hiện nhiều ở phía sau gáy có thể là do thận yếu. Nếu tinh khí của thận không đủ thì chúng không thể tạo máu. Về lâu dài dẫn đến hiện tượng cơ thể bị âm huyết không đủ, khí huyết kém lưu thông, máu nuôi tóc không đủ khiến tóc dễ bị bạc sớm.
Người gặp phải tình trạng tóc bạc sau gáy do khí thận không đủ còn thường xuất hiện các dấu hiệu như tiểu không dứt, tiểu nhiều, mất ngủ.
Trong trường hợp này, điều hòa thận sẽ giúp các dấu hiệu dần biến mất. Những người thận yếu không nên nhịn tiểu nếu không tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Để bảo vệ thận, người có thể bổ sung các thực phẩm có lợi cho thận như thịt cừu, thịt dê, tôm, quả óc chó, đỗ đen, hạt dẻ, thủ ô...
Tóc bạc hai bên mai: Gan nóng
Tóc bạc ở phần hai bên mai có thể là dấu hiệu gan và túi mật hoạt động không tốt.
Nếu bạn thường xuyên nổi nóng, tâm trạng xấu hay trầm cảm thì tóc bạc càng dễ xuất hiện ở khu vực hai bên mai. Ngoài ra, gan yếu cũng dẫn tới các hiện tượng như khô miệng, đắng miệng, đau mắt... Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng gan sẽ ngày càng suy giảm.
Ở nam giới, tóc bị bạc ở hai bên mai thường gặp ở tuổi trung niên do thức khuya, uống rượu bia lâu ngày, chế độ ăn uống không điều độ. Hình thành các thói quen tốt như ăn uống lành mạnh, không rượu bia và thuốc lá, đi ngủ sớm có thể giúp đẩy lùi tình trạng này.
Làm thế nào để ngăn ngừa tóc bạc sớm?
Ngủ đủ giấc
Hiện nay, thức khuya là tật xấu mà rất nhiều người đang mắc phải. Việc thức khuya kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe. Đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm hại các cơ quan nội tạng, khiến tóc bạc sớm.
Việc ngủ đúng giờ, đủ giấc, chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp cơ thể hồi phục năng lượng sau một ngày dài làm việc, nội tạng khỏe mạnh từ đó hạn chế tình trạng tóc bạc sớm.
Tránh xa nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas có thể khiến bạn cảm thấy sảng khoái, đẩy lùi cơn khát nhưng nó không hề tốt cho sức khỏe, gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Uống nước ngọt có gas trong thời gian dài sẽ sinh ra axit- bazo trong cơ thể mất cân bằng, khiến tóc dễ bị bạc sớm.
Tăng cường dinh dưỡng
Dinh dưỡng không đủ thì tóc sẽ không được nuôi dưỡng tốt. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tiêu thụ các thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp nuôi dưỡng tóc như mè đen, đậu đen, hạt óc chó...