Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày thế giới phòng chống AIDS

( PHUNUTODAY ) - Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm. Nhưng các bạn đã biết được gì về ngày lễ này?

Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày thế giới phòng chống AIDS 

Tính từ năm 1981 tới 2007, bệnh AIDS đã giết chết hơn 25 triệu người và tới năm 2007 ước tính có khoảng 33,2 triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm HIV, làm cho HIV/AIDS trở thành một trong các dịch bệnh phá hoại nhất trong lịch sử. Vậy các bạn có biết những gì về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày phòng chống AIDS hay không?

Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày thế giới phòng chống AIDS 

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS" được James W. Bunn và Thomas Netter, hai viên chức thông tin đại chúng cho "Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS" của Tổ chức Y tế Thế giới tại Genève, Thụy Sĩ nghĩ ra lần đầu trong tháng 8 năm 1987. Bunn và Netter nêu ý kiến của họ cho Dr. Jonathan Mann, Giám đốc Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS (nay gọi là Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS). Dr. Mann thích sáng kiến này, đã chấp thuận và đồng ý với khuyến nghị về việc tổ chức "Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS" đầu tiên vào ngày 1 tháng 12 năm 1988.

Ngày 18.6.1986 chương trình "AIDS Lifeline" của đài truyền hình KPIX - một dự án giáo dục cộng đồng – có vinh dự được tổng thống Ronald Reagan nêu ra như một dẫn chứng về sáng kiến trong khu vực tư nhân. Do vai trò đồng sáng tạo chương trình "AIDS Lifeline" Bunn được Dr. Mann yêu cầu – nhân danh chính phủ Hoa Kỳ - nghỉ phép 2 năm (ở đài truyền hình KPIX) để theo Dr. Mann, một nhà dịch tễ học làm việc ở các Trung tâm kiểm soát bệnh, để phụ tá trong việc sáng tạo "Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS" cho Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc. Bunn đồng ý và được bổ nhiệm làm Viên chức thông tin đại chúng thứ nhất cho Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS. Cùng với Netter, Bunn đã nghĩ ra, thiết kế và thực hiện lễ khai mạc "Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS" đầu tiên – nay là nhận thức và sáng kiến phòng chống bệnh kéo dài nhất trong lịch sử y tế công cộng.

41.ngay-the-gioi-phong-chong-aids-phunutoday.vn

 

Thay vì tập trung vào một ngày duy nhất, Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AID đã lập ra "Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS" vào năm 1997 để tập trung vào thông tin, phòng chống và giáo dục về HIV/AIDS quanh năm. Trong 2 năm đầu, chủ đề của Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS tập chú vào các trẻ em và người trẻ. Các chủ đề trên lúc đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã lờ đi sự kiện là người ta thuộc mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm HIV và bệnh AIDS.Tuy nhiên, các chủ đề đã thu hút sự chú ý tới nạn dịch HIV/AIDS, giúp giảm bớt một số kỳ thị xung quanh căn bệnh này, và giúp thúc đẩy sự nhìn nhận vấn đề là một bệnh gia đình.

Năm 2004, "Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS" đã trở thành một tổ chức độc lập

Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày thế giới phòng chống AIDS

Thực trạng AIDS?

+ Tính đến năm 2008, chủ đề Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS mỗi năm đều do Ban Chỉ đạo toàn cầu của Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS lựa chọn sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi với những người, tổ chức và cơ quan chính phủ tham gia trong công tác phòng chống và điều trị HIV/AIDS.

+ Theo số liệu thống kê của UNAIDS, hiện trên thế giới có khoảng 35 triệu người sống chung với virus HIV.

+ Riêng năm 2013, có tới 2,1 triệu ca nhiễm HIV mới, trong đó có 240.000 trẻ em và 1,5 triệu người tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS. Đối với các nước châu Phi, AIDS cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 – 19.

Khái niệm HIV/AIDS là gì?

+ HIV: là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.

+ AIDS: là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...

Các triệu chứng của người bị nhiễm HIV/AIDS

Có 4 giai đoạn nhiễm HIV:

Giai đoạn 1: Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ):

Thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

Giai đoạn 2: Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng:

Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Giai đoạn 3: Giai đoạn cận AIDS:

Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.

4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:

- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).

- Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.

- Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.

- Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

Hướng dẫn cách phòng, tránh

+  Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục

+ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu

+ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn