Chia sẻ quá nhiều bộ ảnh đẹp để 'câu like' sẽ tăng xác suất biến bạn thành người luôn đề cao bản thân. Cập nhật trạng thái liên tục có thể khiến con người ngày càng ích kỷ, ngạo mạn, tự cao và ít giao tiếp với người khác.
Cùng tìm hiểu những dấu hiệu dưới đây để xem bản thân hoặc ai đó bạn quen biết có đang dần trở thành những kẻ tự yêu mình thái quá trên những trang mạng xã hội hay không?
Liên tục cập nhật hình đại diện để "câu" like
Những người dùng Facebook hay tự mô tả hình ảnh về bản thân thể hiện hành vi của chứng yêu bản thân thái quá. Hành vi này là khoe khoang thái quá - ám chỉ những người luôn muốn mình là một trung tâm của sự chú ý.
Thay vì chọn những bức hình cho thấy tình cảm thân thiết giữa mình với gia đình, bạn bè, bạn luôn chọn những bức ảnh có thể phát ngôn thay cho mình rằng “Nhìn xem, tôi thật xinh đẹp và hài hước!”. Nghiên cứu cũng cho thấy bạn thường có xu hướng chọn những hình đại diện nhằm “tối đa hóa khả năng đạt được sự ngưỡng mộ”. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chọn những bức ảnh mà bạn nghĩ sẽ nhận được nhiều "like" nhất.
Đăng nhập mạng xã hội nhiều hơn cả mở email công việc
Bạn thường xuyên đăng nhập để kiểm tra tài khoản mạng xã hội của mình không phải chỉ 1-2 lần mà có khi tới khoảng 60 cho đến 100 lần một ngày, nhiều hơn cả số lần mở email để giải quyết công việc. Hơn thế nữa, bạn không chỉ đăng nhập để xem bạn bè đang làm những gì mà theo các nhà nghiên cứu bạn chỉ đang chắc chắn không lỡ mất bất kỳ bình luận nào dành cho mình hay nói tới mình.
Chia sẻ, cập nhật trạng thái điên cuồng
Bạn cập nhật trạng thái liên tục và tải lên nhiều hình ảnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mạng xã hội khiến người dùng ngày càng tự tôn bản thân và có những hành vi hời hợt. Đồng thời, người mắc chứng tự yêu mình lớn nhất là những người thực sự “đam mê” việc cập nhật status và tải lên các hình ảnh. Người ta cũng nhận thấy những trạng thái được cập nhật liên tục này chẳng phải điều gì bạn cho là quan trọng hay thực sự quan tâm đến, như lời tán dương từ những người bạn trên Facebook. Vậy nên, lần tới khi cảm thấy muốn “update status” về buổi trưa của mình, kèm theo hình ảnh minh họa, hãy suy nghĩ lại.
“Tweet” mọi suy nghĩ xuất hiện trong đầu
Chắc chắn rằng, một số người thường sử dụng Twitter để cập nhận những tin mới nhất, theo dõi người nổi tiếng mà mình yêu thích và chia sẻ thông tin quan trọng (những người này thuộc “nhóm do thám”), nhưng đó chẳng phải là bạn. Bạn nghĩ về Twitter như là một chiếc loa của bản thân để thông báo tất tần tật mọi việc mình làm hàng ngày và xuyên suốt cả ngày như thế (bạn thuộc “nhóm tự đưa tin”). Nghiên cứu cũng cho biết điều này khiến bạn cảm thấy mình quan trọng như những người nổi tiếng vậy.
Bạn muốn người khác biết cuộc sống của mình tuyệt vời như thế nào
Tất cả mọi việc về bạn, từ món quà người yêu tặng cho tới cuộc thi marathon chỉ vô tình có mặt, bạn bè và người theo dõi sẽ biết được trong tích tắc. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người có xu hướng yêu bản thân quá mức thường tự quảng bá bản thân nhiều nhất thông qua mạng xã hội. Nghĩa là họ sẽ dành một khoảng thời gian dường như vô tận trên Facebook và Instagram chỉ để khoe khoang và khoác lác.
Kết bạn quá nhiều
Bạn có rất nhiều bạn bè, người theo dõi, và cũng rất nhiều người trong số đó bạn thậm chí chẳng biết là ai, cũng không bao giờ nói chuyện. Bạn không thật sự tìm kiếm những tình bạn thật sự thông qua tài khoản trên mạng xã hội mà chỉ “kết bạn” vì số lượng và gây sự chú ý. Các nghiên cứu cho thấy người dùng với một số lượng bạn quá lớn chỉ tìm kiếm khán giả cho mình chứ không phải bạn bè. Điều này cũng lý giải tại sao bạn dễ dàng chấp nhận yêu cầu kết bạn từ những người hoàn toàn xa lạ.
Mạng xã hội khiến người dùng ngày càng ích kỷ, tự cao, ít giao tiếp và có liên quan tới chứng “tự yêu mình” thái quá. Trang cá nhân trên mạng xã hội khiến bạn cảm thấy hài lòng về mình hơn
Khi trải qua một ngày tồi tệ hay căng thẳng, bạn nhận ra mình đang ngồi kéo chuột để xem lại trang cá nhân trên Facebook hay Instagram để nhắc nhở cuộc sống tươi đẹp mình có trước đây. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người được “xếp thứ hạng cao” trong chứng tự yêu mình thường tìm đến trang cá nhân trên mạng xã hội như một cách tìm kiếm động lực cho bản thân.
Chỉ thích tạo dáng
Người yêu, bạn thân và những thành viên trong gia đình đều được mặc định trở thành nhiếp ảnh gia cho bạn. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói về những tác động của “trò chơi làm người mẫu” này, chúng ta cũng có thể chắc chắn rằng dàn dựng cho những bức hình của mình một cách thường xuyên tăng xác suất biến bạn thành một người luôn đề cao bản thân.
Đây không là lần đầu tiên có nghiên cứu tìm hiểu về chứng "tự yêu mình" trên Facebook. Năm 2010, một nghiên cứu của Đại học York cũng đã tiến hành với tìm hiểu sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trong việc tự quảng bá hình ảnh bản thân trên Facebook. Đàn ông có phương án tự mô tả của người thân thông qua các mục "About" trong trang profile của Facebook khi mà con gái thì lại tập trung vào việc ăn diện hay trang điểm lộng lẫy để mô tả về mình.