Những ai không nên ăn rau ngót kẻo hại cho sức khỏe?

15:23, Thứ năm 30/11/2023

( PHUNUTODAY ) - Rau ngót là loại rau lành tính, bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được.

Những tác dụng của rau ngót với sức khỏe

Rau ngót giúp tăng đáng kể việc sản xuất sữa mẹ để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Theo kinh nghiệm dân gian, lá của cây rau ngót tốt nhất được sử dụng để điều trị một số bệnh và giảm cân, khi lá chứa một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và có hầu hết các vi chất dinh dưỡng. Các vi chất dinh dưỡng là các hợp chất phenolic như carotenoid, vitamin chống oxy hóa và khoáng chất tương tự như các loại rau thông thường thường có.

rau-ngot3

Ngoài ra, cây rau ngót còn chứa hầu hết các khoáng chất thiết yếu, bao gồm giàu natri, kali, canxi, phốt pho, sắt, magie, đồng, kẽm, mangan và coban cần thiết cho hoạt động thể dục tối ưu của hệ thống hàng ngày

Các loài thực vật có biệt danh là lá đa sinh tố thường có hàm lượng vitamin cao và hàm lượng protein cao, cần thiết cho nhu cầu vận động và làm việc một ngày dưới nắng nóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một chế độ ăn cân bằng và đa dạng các loại thực phẩm là sự lựa chọn tốt nhất.

Cây rau ngót là thành phần của bài thuốc cổ truyền để hạ sốt, điều trị các vấn đề về tiết niệu và tăng sản xuất sữa mẹ. Có đến 17,4% protein trong 100g lá rau ngót là thông tin hữu ích cho các nhà chiến lược ăn kiêng. So với các loại rau có lá màu xanh đậm khác như rau bina có 2,0g, bạc hà 4,8g và bắp cải khoảng 1,8g, protein, trong rau ngót được báo cáo là một loại thực vật có giá trị hơn nhiều. Cây rau ngót còn được cho là có khả năng chống lại bệnh tiểu đường.

Việc bổ sung cây rau ngót trong chế độ dinh dưỡng cũng làm giảm dư lượng chất độc tế bào nhất định trong các cơ quan của cơ thể. Hơn nữa, ăn rau ngót giúp tăng cường bảo vệ gan, thận, lá lách.

rau-ngot4

Những ai không nên ăn rau ngót?

Phụ nữ đang mang thai

Bởi tính hàn, rau ngót được xem là đại kỵ cho phụ nữ đang mang thai vì có thể làm sẩy thai. Đặc biệt với những thai phụ có tiền sử các bệnh liên quan tới sẩy thai, sinh non, thụ tinh trong ống nghiệm lại càng nên tránh xa loại rau này. Nước rau ngót sống còn độc hơn rau ngót nấu chín rất nhiều lần.

Trong rau ngót có một hàm lượng chất papaverin (được tìm thấy trong cây thuốc phiện), là chất có tác dụng làm giảm đau, hạ huyết áp do giãn cơ trơn của mạch máu. Khi sử dụng nhiều rau ngót, papaverin có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sẩy thai.

Tuy nhiên, với phụ nữ mới sinh con, rau ngót lại là thực phẩm hàng đầu được khuyến khích sử dụng. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh còn chứa một lượng lớn "máu bẩn" trong tử cung, ăn rau ngót sẽ giúp đào thải lượng máu bẩn này và cung cấp chất xơ, canxi, sắt cần thiết cho cơ thể mẹ mau chóng phục hồi. Ngoài ra còn giúp ngừa táo bón, thanh nhiệt, giải độc rất tốt, đặc biệt là tác dụng lợi sữa và giảm cân giúp mẹ mới sinh vừa có sữa cho con bú vừa nhanh về dáng sau sinh.

rau-ngot

Người kén ăn, mất ngủ và cao tuổi

Dù tốt cho sức khỏe nhưng các nghiên cứu lại chỉ ra rằng rau ngót có các tác dụng phụ không mong muốn là gây ra khó thở, kém ăn uống và khó ngủ ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, thể chất yếu. Những tác dụng phụ này có thể được giảm thiểu trong quá trình nấu ăn, vì thế với những người có tiền sử mất ngủ, kén ăn và người cao tuổi nên tuyệt đối tránh uống nước rau ngót sống và chỉ nên ăn một lượng nhỏ rau ngót nấu chín.

Người còi xương, thiếu canxi

Dù chứa nhiều canxi nhưng chất glucocorticoid có trong rau ngót lại là hoạt chất làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Do đó, những người bị còi xương, thiếu canxi (vốn càng nhạy cảm với chất này) thì không nên ăn nhiều rau ngót.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo
Từ khóa: rau ngót sức khỏe