Lợi ích dinh dưỡng từ củ su hào
Có vị ngọt nhẹ, giòn, su hào đặc biệt giàu vitamin và chất xơ. Tuy nhiên, trong 100 g su hào chỉ có 27 calo và một số lượng đáng kể các chất béo, cholesterol và zero.
Gốc su hào tươi là nguồn giàu vitamin C; cung cấp 62 mg vitamin C trong 100 g su hào, chiếm khoảng 102% lượng vitamin C khuyên dùng hàng ngày. Vitamin C (a-xít ascorbic) là một loại vitamin tan trong nước, có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể duy trì các mô liên kết, răng và nướu khỏe mạnh, giúp bảo vệ cơ thể con người từ các bệnh ung thư và đẩy các gốc tự do có hại ra khỏi cơ thể; chứa phytochemicals, asisothiocyanates, sulforaphane, và indole-3-carbinol có vai trò chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt và kết tràng.
Su hào còn chứa một lượng dồi dào nhóm vitamin B phức hợp như niacin, vitamin B6 (pyridoxine), thiamin, a-xít pantothenic… đóng vai trò là các yếu tố kết hợp với enzym trong quá trình trao đổi chất khác nhau trong cơ thể.
Su hào đặc biệt có nồng độ các khoáng chất cao như đồng, canxi, kali, mangan, sắt, phốt pho có sẵn trong thân cây. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, giúp kiểm soát nhịp tim, huyết áp. Mangan trong cơ thể kết hợp với các enzym có tác dụng chống oxy hóa.
Mặc dù su hào tốt nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn:
Người đau dạ dày, trẻ em
Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, song có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.
Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.
Người bị bệnh tuyến giáp
Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.
Ăn nhiều su hào gây hao tổn khí huyết
Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.
Tuy nhiên các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.
Lưu ý khi ăn su hào
Mặc dù su hào có thể chữa bệnh và mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe người dùng nhưng tuyệt đối không nên ăn sống. Su hào ăn sống có thể gây đau bụng đối với những người đang gặp khó khăn về đường tiêu hóa, người bị đau dạ dày. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng không nên ăn nộm su hào.
Không nên ăn quá nhiều su hào bởi nó khiến bạn hao khí tổn huyết. Su hào còn chứa Goitrogens – hợp chất có khả năng gây ra sưng tuyến giáp. Do đó, đối với những người đang mắc bệnh tuyến giáp không nên hoặc hạn chế dùng thực phẩm này.
Khi ăn su hào chúng ta nên ăn cả lá và củ chứ không nên bỏ qua lá non. Lá su hào có khả năng trị thực tích, đàm tích và mụn nhọt.