Không ăn cua kèm quả hồng
Chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua, sẽ gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy vv…Do đó không ăn cua kèm với quả hồng.
Nên ăn vào ban ngày
Theo kinh nghiệm dân gian, cua chứa nhiều chất canxi giúp trẻ nhỏ mau cứng cáp, giải độc và có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể. Chính vì có chứa nhiều canxi nên để cơ thể hấp thu tốt nhất, chúng ta nên ăn cua đồng vào các bữa ăn ban ngày.
Nhất định phải ăn chín
Nhiều người truyền miệng, cua đồng rửa sạch, giã lấy nước cốt uống khi cua còn sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Điều này hoàn toàn sai lầm. Sự thật là trong thịt cua còn sống có chứa nang trùng “lungfluke” (đỉa phổi). Nếu không qua nấu chín mà ăn như vậy rất dễ bị đỉa phổi xâm nhập vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt.
Không ăn cua khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bầu- nhất là trong thời gian ba tháng đầu thai kỳ-không nên ăn cua đồng do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng trong cơ thể. Mẹ bầu ăn cua đồng nhiều dễ gây sảy thai.
Người bị tiêu chảy Khi đang bị tiêu chảy, tuyệt đối không được ăn các món ăn chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính hàn, lạnh, vì có thể khiến người đang bệnh lại bị bệnh nặng thêm.
Người bệnh tim mạch không nên ăn nhiều cua đồng
Gạch cua có chứa nhiều cholesterol, trong 100 gam thịt cua cũng có đến 125mg% cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua.
Người bị gút cũng không nên ăn
Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút. Người bị hen Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy cần tránh
Cua tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.Bởi vậy, với người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều cua, nếu ăn mà xuất hiện các triệu chứng trên, có thể dùng bài thuốc tía tô (15g) phối hợp với sinh khương (gừng tươi).
Người bị hen, cảm cúm không nên ăn
Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.