Những điều cần biết về sốc phản vệ

07:00, Chủ nhật 18/06/2017

( PHUNUTODAY ) - Sốc phản vệ là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên các bạn có biết những điều gì về sốc phản vệ hay không? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Những điều cần biết về sốc phản vệ

Để có thể cung cấp cho các bạn những điều cần biết về sốc phản vệ thì các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây nào!

Những điều cần biết về sốc phản vệ

Nguyên nhân gây sốc phản vệ:

Thuốc gây sốc phản vệ: Sốc phản vệ và những tai biến do dị ứng thuốc xảy ra ngày một nhiều với những hậu quả nghiêm trọng nhiều trường hợp tử vong. Các thuốc khi vào cơ thể (đều là hapten) phải kết hợp với protein trong huyết thanh hoặc mô mới trở thành dị nguyên hoàn chỉnh có đặc tính kháng nguyên gây nên phản ứng phản vệ.

Các nguyên nhân khác gây sốc phản vệ

+ Thức ăn: Có nhiều loại thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật, gây Sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, xôi gấc, tôm, tép, ốc, trứng, sữa, nhộng, dứa, khoai tây, xoài, lạc, đậu nành, chất phụ gia v.v…

+ Nọc côn trùng:

Sốc phản vệ xảy ra do ong đốt, rắn, nhện, bọ cạp cắn.

Bệnh cảnh lâm sàng của Sốc phản vệ do côn trùng và do các nguyên nhân khác (thuốc – thực phẩm) về cơ bản giống nhau.

Những điều cần biết về sốc phản vệ

Cần làm gì để phòng tránh bị sốc phản vệ?

Như các bạn cũng đã biết, sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống.

Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để phòng tránh bị sốc phản vệ:

+ Nếu bạn có tiền sử dị ứng: Bạn hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi được đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc. Hãy luôn mang theo bên mình các loại thuốc giải dị ứng.

25.nhung-dac-diem-lam-san-cua-soc-phan-ve-phunutoday.vn

 

+ Trong trường hợp các bạn đang tiêm thuốc: Nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.

+ Nếu các bạn tiêm thuốc xong:  Các bạn nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.

+ Hãy sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.

+ Lưu ý, khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.

Các bạn cần làm gì khi bị sốc phản vệ

Trong thời gian chờ đợi y bác sĩ cấp cứu hãy thực hiện các thao tác sau:

+ Đầu tiên, các bạn hãy đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu

+ Sau đó, các bạn nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị nôn hay chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để phòng sặc.

+ Tiếp đến, các bạn hãy nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê.

+ Trong trường hợp nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân. Lưu ý,  các bạn nên kiểm tra xem nguyên nhân gây nên sốc phản vệ là do đâu.

Tuy nhiên, các bạn cần phải chú ý, dù diễn biến sốc phản vệ nhẹ, trung bình hay nặng đều phải cấp cứu và đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu cấp bởi các bác sĩ chuyên môn cao.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link