Không ăn chung với rượu
Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất giống như lưu huỳnh trong sầu riêng có thể ngăn các enzyme tiêu hoá rượu, làm tăng nồng độ cồn trong máu của bạn. Tác hại của sầu riêng và rượu khi kết hợp với nhau thường là buồn nôn, ói mửa, tim đập nhanh.
Người thể trạng yếu
Những người gầy ốm, da khô, khó ngủ, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón... hạn chế ăn sầu riêng để tránh tình trạng nặng hơn.
Lưu ý: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn cùng lúc với các thức uống như cà phê hoặc các loại bia, rượu, cơm rượu, vì sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và hơi thở bị nặng mùi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Không kết hợp sử dụng chung sầu riêng với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi… vì kết hợp với tính nóng của sầu riêng sẽ gây ra tình trạng nóng bứt rứt khó chịu trong người.
Không ăn khi bị nóng trong
Khi bị nóng trong, ăn sầu riêng sẽ nạp thêm đường và chất béo, khiến cơ thể sinh nhiệt và nổi mụn, nhiệt miệng. Đặc biệt là ở những người đêm ngủ ra nhiều mồ hôi, hay khát nước, khó ngủ, táo bón, đi tiểu ít, ...
Không ăn khi mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường
Sầu riêng có tới 70% là đường, khiến đường huyết tăng nhanh sau khi ăn, vậy nên bệnh nhân mắc các bệnh trên nên kiêng.
Không ăn khi mang thai
Phụ nữ mang thai nên tránh loại quả này, vì nó chứa nhiều đường và có tính nóng, dễ gây tăng huyết áp, đầy hơi, khó tiêu và bốc hoả.
Không ăn khi bị bệnh thận
Những người mắc bệnh thận, đặc biệt là suy thận, không nên ăn sầu riêng. Do sầu riêng chứa nhiều kali, khiến người bệnh dễ bị ứ đọng kali, làm rối loạn nhịp tim, gây tử vong.
Người muốn giảm cân
Sầu riêng có hàm lượng chất béo cao. Mặc dù với một số chất béo trong chế độ ăn là cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều (chất béo giàu calo) sẽ phá hỏng kế hoạch giảm cân của bạn.