Quay về quá khứ để ngắm nhìn những hình ảnh không thể nào quên về thời khắc lịch sử 2/9/1945. Cách đây 71 năm, vào ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ đây, lịch sử dân tộc ta đã bước sang một trang mới. Những người con Việt Nam đã lần đầu tiên được ngẩng đầu, tự hào với thế giới vì mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập.
Hơn hai phần ba thế kỷ đã đi qua là quá trình phấn đấu, hi sinh không nhỏ của cả một dân tộc để bảo vệ, xây dựng Tổ quốc Việt Nam hôm nay. Với những người dân có mặt tại quảng trường Ba Đình ngày ấy, niềm vui ngày đầu được làm người dân tự do không thể nào quên.
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Quốc khánh của con dân đất Việt, chúng ta hãy cùng nhìn lại những giây phút, khoảnh khắc thiêng liêng của buổi đầu độc lập qua chùm ảnh lịch sử…
Bức ảnh tư liệu chụp quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 của nhiếp ảnh gia người Pháp - Philippe Devillers.
Trưa ngày 2/9/1945, Tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trước sự chứng kiến của hơn 50 vạn con dân đất Việt cùng bè bạn quốc tế. Sau ngày tuyên bố độc lập, Quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử của cả dân tộc, trở thành nơi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được cả thế giới biết đến.
Chính nơi đây cũng là địa điểm diễn ra cuộc mít tinh trọng thể mừng Trưng ương Đảng Lao động Việt Nam đồng thời trở thành nơi đón Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về Thủ đô vào ngày 1/1/1955; Cuộc mít tinh vào ngày 2/9/1975 mừng thống nhất đất nước.
Nhân dân xuống đường ủng hộ Chính phủ lâm thời (ảnh - Bao Giao Thông)
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Khung cảnh một cuộc mít tinh ủng hộ nền độc lập mới do chính quyền cách mạng mới thiết lập của dân chúng trước Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Nhân dân Hà Nội mít tinh mừng độc lập.
Ngày 2/9/1945 đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi nhất trong hành trình mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam trước toàn thế giới. Không chỉ vậy, Tuyên ngôn độc lập còn đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam hướng lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Tuyên ngôn độc lập ra đời cũng đánh dấu thắng lợi của gần một thế kỷ dân tộc Việt Nam kiên cường chống thực dân và phong kiến, là thắng lợi của khát vọng tự do, độc lập. Từ đây với tư cách người chủ thực sự của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam tiếp tục hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang: giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: “Sự kiện 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập và xác lập nền Dân chủ Cộng hòa không chỉ chấm dứt chế độ đô hộ của phát xít, của thực dân Pháp mà chấm dứt luôn cả chế độ phong kiến. Sự kiện này đưa đất nước Việt Nam sang một thời kỳ lịch sử mới với nền tảng là nền dân chủ cộng hòa để từ sức mạnh của quốc gia độc lập ấy, chúng ta tiếp tục những cuộc kháng chiến giữ nước sau này.”.
Nhân dân và lực lượng vũ trang thủ đô Hà Nội mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn ngày 19/8/1945
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình trước sự chứng kiến của hơn 5 vạn con dân đất Việt và bè bạn Quốc tế (Ảnh - Báo Giao Thông).
Quảng trường Ba Đình ban đầu có tên Rond Point Pugininer. Bác sĩ Trần Văn Lai nhậm chức Đốc lý Hà Nội (Thị trưởng) từ ngày 20/7 - 19/8/1945 và đổi tên thành Quảng trường Ba Đình nhằm tưởng nhớ tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887).
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình trước sự chứng kiến của hơn 5 vạn con dân đất Việt và bè bạn Quốc tế.
Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 không những khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, nhà nước độc lập đầu tiên trong hệ thống thuộc địa thế giới, mà còn báo hiệu sự thành lập một chế độ xã hội mới, chính quyền công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu á, mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức, đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại.
Giáo sư người Mỹ George Michael cho rằng: Ở tầm quốc tế, sức ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945 là vô cùng lớn. Sự kiện này như là một hình mẫu cho các quốc gia bị thực dân đô hộ. Tôi cho rằng việc Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945 đã truyền cảm hứng cho các nước cũng phải chịu sự áp bức của chế độ thực dân. Tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam có một niềm tự hào đặc biệt trước sự kiện này vì họ đã giành được độc lập trước tất cả các quốc gia tại khu vực này trong thời gian sau thế chiến thứ II.
Tên gọi Quảng trường Ba Đình xuất phát từ tên gọi cuộc khởi nghĩa ở Lam Kinh, Thanh Hóa.
Bác giơ tay tuyên thề sau khi Tuyên ngôn độc lập.
Sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Bác hùng hồn khẳng định lại: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Nhân dân và lực lượng vũ trang thủ đô Hà Nội mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn ngày 19/8/1945.
Khung cảnh một cuộc mít tinh ủng hộ nền độc lập mới do chính quyền cách mạng mới thiết lập của dân chúng trước Nhà thờ Lớn Hà Nội (Ảnh - Báo Giao Thông).
71 năm đa trôi qua nhưng giá trị về mặt dân chủ, công bằng, tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 vẫn luôn mĩa là ánh hào quang soi sáng cho dân tộc Việt Nam tiếp bước trên con đường hội nhập phát triển. Lần đầu tiên, một dân tộc thuộc địa đứng lên lật đổ chế độ đế quốc thực dân để nhận lấy tự do, độc lập, tự quyết, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của thế giới. Ngày nay, Bản Tuyên ngôn độc lập đã và đang là những sức mạnh tinh thần để dân tộc Việt Nam xây dựng, phát triển đất nước, viết tiếp những dấu ấn trong trang sử vẻ vang của dân tộc.
Tài xế hết tiền tiêu xài, cướp tài sản của thai phụ (Xã hội) - (Phunutoday) - Tài xế đưa thai phụ đến con hẻm nhỏ rồi rồi bất ngờ dí dao vào cổ nạn nhân, uy hiếp để cướp toàn bộ tiền mặt, điện thoại của nạn nhân. |
Chi hơn 20 triệu vẫn yêu phải bạn trai đã có vợ (Xã hội) - (Phunutoday) - Cô gái đã chi 20 triệu thuê dịch vụ "tái hợp" nhưng vẫn không biết người yêu cũ đã kết hôn. |