1. Không nên đựng cơm, canh, rượu, giấm, nước mắm… trong nồi
Nhôm không chịu được các chất có tính ăn mòn. Nồi nhôm đựng các thức ăn có chất axit, chất kiềm, chất muối thì sẽ sinh phản ứng hóa học, tạo nên một hợp chất có hại cơ thể, là nguyên nhân gây ra bệnh kém trí nhớ. Vì thế các mẹ không nên đựng cơm, canh, rượu, các thức ăn có mì chính, thức ăn chua, mặn… trong đồ đựng nhôm qua đêm.
2. Không đánh trứng trực tiếp trong nồi
Bà nội trợ không nên đánh trứng trong nồi nhôm, vì có thể lòng đỏ trứng sẽ biến thành màu xanh lục, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu xám.
3. Không dùng nồi nhôm để nấu ăn trong khoảng thời gian dài
Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa. Nếu dùng nồi niêu bằng nhôm nấu thức ăn lâu dài thì nguyên tố nhôm ăn vào quá nhiều, chắc chắn đối với cơ thể người rất có hại. Khi mua nồi các mẹ cũng cần chú ý chọn lựa đồ có lớp phủ ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt. Cần mua hàng đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng.
4. Không để nồi, chảo trên bếp lửa lâu mà không có nước, thức ăn
Không để nồi, chảo trên bếp lửa lâu mà không có thức ăn, nước. Nên vặn lửa nhỏ, cho thức ăn vào mới vặn lửa to dần. Nếu không nồi, chảo sẽ bị cháy dẫn đến bong tróc lớp bảo vệ và hiện tượng ăn mòn xảy ra cao hơn.
5. Không dùng vật cứng để chà cạo nồi
Khi nồi bị cháy nám cũng không nên dùng vật cứng để chà cạo. Có thể cho nước pha 10% chất tẩy rửa, đun sôi khoảng 10 phút giúp cho lớp cháy khê bong ra, lúc đó pha nước lạnh vào và dùng vải mềm để lau chùi.