Những món ngon – độc – lạ nên ăn tại Sơn La
Sơn La có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên ẩm thực vùng đất này rất độc đáo mang những hương vị không trộn lẫn với những nơi khác. Có dịp đến thăm Sơn La hãy thưởng thức những món ăn ngon có một không hai này nhé!
Nộm da trâu độc đáo
Da trâu làm da trống chắc hẳn nhiều bạn biết vì da trâu rất dày, cứng và dai. Tuy nhiên, ở mảnh đất Sơn La, da trâu lại là một món ăn độc đáo và vô cùng lạ miệng.
Da trâu sau khi tách ra từ thịt trâu, đem sơ chế qua nhiều giai đoạn như hơ qua lửa, ngâm nước lã rồi khéo léo lọc da thật mỏng, thật đều tay mới có thể làm mềm để chế biến thành món ăn nếu không sẽ rát dai.
Tuy da trâu dai và rất khó làm mềm nhưng người dân ở Sơn La không giống các vùng khác dùng chanh hay giấm để bóp nộm mà kết hợp da trâu với nước măng chua tạo thành hương vị khác lạ. Khi thưởng thức, bạn sẽ có cảm nhận, da trâu sần sật, đanh đanh, có hương thơm củ rau mùi tàu, mùi ta, vị bùi bùi của đậu phộng cùng vị chua thanh của măng rừng ngâm ngấu rất thú vị. Đây là món đồ nhậu có một không hai đối với các thực khách sành ăn. Để thưởng thức những món ăn độc đáo này cũng cần không ít thời gian, thư thái bên chén rượu nhạt với bạn bè hàn huyên tâm sự bạn nhé!
Pa pỉnh tộp
Đây là một món ăn kết hợp rất kéo léo giữa giá trị ẩm thực và bàn tay khéo léo của người chế biến.
Nguyên liệu chế biến món Pa pỉnh tộp gồm nhiều nguyên liệu như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng và nhất thiết không được thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng. Cá chép, cá trắm hoặc cá trôi nhồi vào bụng cá cùng các loại gia vị vào tẩm ướp cho ngấm đều. Sau đó, người ta gập đôi lại, cho cá vào một đoạn tre để kẹp chặt, nướng trên than củi đã hồng đảo liên tục cho đến khi chín đều cả 2 mặt.
Nướng cá cũng cần rất nhiều công sức để cá không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Miếng cá chín vàng đều, tỏa mùi thơm cay cay của mắc khén, vị béo ngọt của cá, vị cay của các loại gia vị nơi đầu lưỡi khiến du khách phải trầm trồ khen ngợi và mỗi lần lên đến mảnh đất này đều tìm đến những địa điểm này để thưởng thức.
Cuốn hút đặc biết món cháo mắc nhung
Quả mắc nhung rất phổ biến ở Sơn La, sau khi trên nương bắt đầu chín mọng, bà con hái đem về rửa sạch, thêm gừng xả, trộn với gạo tấm, tưới ít nước đủ chín, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng, rồi nấu cháo.
Nguyên liệu cũng rất cầu kì, chọn loại tẻ thơm đầu vụ gặt non. Dùng thịt sương sườn lợn nướng khô hay hun khói, băm nhỏ nấu nhuyễn với cháo tấm. Khi cháo chín tới cho quả mắc nhung vào, đập dập củ gừng, ớt nướng và xả cả củ bỏ vào đáy nồi cháo, khuấy đều. Vài phút sau, đã có ngay món cháo mắc nhung đặc sản thơm nồng, đặc sánh vị thơm ngầy ngậy, đắng đắng rất lạ miệng nhưng ngon.
Canh mọ
Đây sẽ là một khám phá thú vị cho những người thích ăn thịt chuột, chim, sóc sấy khô băm nhỏ trộn với hoa chuối, các loại rau thơm, ớt chỉ thiên, mắc khén, tấm gạo nếp cho vào ống tre, bương bánh tẻ, đổ nước vào đem đốt căn giờ cho đến chín.
Cách nấu giống như cơm lam tuy nhiên mùi vị của canh mọ khi chín thơm ngon độc đáo vô cùng.
Cầu kì nậm pịa Sơn La
Món này yêu cầu nguyên liệu rất cầu kì và đồi hỏi sự khóe léo trong khâu chế biến. Nguyên liệu gồm ruột non của con trâu, bò, dê. Người ta đem tuốt hết phần ruột bên trong, dùng vải bông sạch lọc nước lấy từ ruột non sau đó đập gừng, xả, mắc khén, ớt, lá chanh băm thêm một ít thịt bạc nhạc, thái thêm ít tiết tươi, đuôi, dạ dày, cuống tim... của bò hay dê cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút. Món ăn thành phẩm tạo thành một hợp chất sền sệt như nước sốt.
Nậm pịa thưởng thức khi nóng sẽ rất ngon. Du khách nào mới ăn sẽ thấy có vị đăng đắng nơi cổ họng, nhưng lúc sau lại thấy ngòn ngọt và thơm thơm của mắc khén, của các loại gia vị như xả, lá chanh, gừng, ớt.
Khi bày ra đĩa hương vị của các loại gia vị lan tỏa ngào ngạt, tạo nên một món ăn hấp dẫn, thưởng thức một lần bạn sẽ nhớ mãi không quên đấy.
Món chua bắp cải cuốn nhót xanh
Đến mùa nhót ra trái, lúc quả còn non xanh người dân Sơn La có món bắp cải cuốn nhót xanh ăn rất độc đáo. Hầu như thực khách khi ăn món bắp cải quấn nhót này đều tấm tắc khen đậm đà hương vị, vị chua gắt của nhót xanh, vị đắng của cải cùng sự cay nồng của chẳm chéo… hòa quyện hợp nhau đến kì lạ.
Món ăn này dễ gây nghiện, ăn lần đầu bạn còn kiêng dè vị sợ không hợp vị, nhưng đến lần hai, lần 3 càng ăn càng cảm thấy thú vị và càng thấy ngon miệng, món này thường được dùng khai vị trước bữa ăn để kích thích vị giác. Ăn hay hay ăn no đều được.
Những nguyên liệu của món cải cuốn nhót xanh
Nguyên liệu cũng chuẩn bị rất đơn giản gồm nhót xanh, bắp cải, rau thơm ăn kèm gồm có lá tỏi, rau mùi cùng ít gừng thái lát. Quan trọng nhất là bát nước chấm chẳm chéo có tỏi khô, gừng, ớt, rau mùi, mắc khén, sả… tất cả giã nhuyễn, trộn chút nước mắm hoặc đôi khi chỉ là muối. Khi ăn cuộn bắp cải với nhót và các rau ăn kèm sau đó nhúng vào bát chẩm chéo để thưởng thức.
Hãy cùng thưởng thức những món ngon độc đáo trên đất nước Việt Nam bạn nhé!