Nói chuyện không kiểm soát trong khi ăn
Bữa tiệc tuy là nơi để làm cầu nối giao lưu với người thân, bạn bè, cấp trên, khách hàng....nhưng đó cũng là nơi dùng bữa. Từ xưa xưa thì nước ta đã có câu: Ăn là không nói, ngủ im lặng.
Ý muốn nhắc nhở mọi người là đừng nên nói quá nhiều trong khi ăn.
Trong bữa tiệc thường có những người nói chuyện không ngừng nghỉ để gần gũi với khách hàng hay là sếp. Thậm chí có người còn bắt đầu nói khi mà trong miệng vẫn còn ngập thức ăn, khiến những lời nói không thể nghe rõ, ảnh hưởng đến việc ăn uống của người khác.
Hành vi này sẽ không đưa bạn đến gần với khách hàng hoặc lãnh đạo mà còn phản tác dụng, khiến đối phương cảm thấy bạn không đứng đắn và lịch sự.
Tất nhiên không phải khi ăn cứ im lặng, sẽ khiến bầu không khí trở nên tồi tệ hơn. Điểm mấu chốt là bạn cần biết nói đúng lúc. Trong miệng còn có thức ăn thì không nên nói chuyện.
Nói chuyện cần chậm rãi, nội dung phù hợp.
Ngắt lời người khác trong bữa tiệc
Hành vi xấu thứ hai trong các bữa tiệc tối là cách nói chuyện, mọi người đều muốn thể hiện bản thân, nhất ở các bữa ăn thì họ muốn bày tỏ quan điểm của chính mình.
Nhưng có một số người có năng lực kém thì sẽ không dám chủ động chia sẻ ý kiến của mình mà cứ thích cướp lời của người khác.
Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, nếu bạn đang nói chuyện mà người khác cướp lời bạn thì bạn có khó chịu không?
Con người có 2 tay 1 cái miệng, thế nên hãy lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi.
Say rượu vô nghĩa
Hành vi xấu thứ ba trong bữa tiệc tối chính là nói nhảm khi say rượu. Đây chính là điều cực kỳ xấu, bởi nói điều say xỉn lúc ăn thì người ta cực kỳ chán ghét.
Mỗi chúng ta đều có những bất mãn nhất định trong lòng, nhưng người xuất sắc thì mới có thể bộc lộ sự bất mãn vào đúng dịp, còn những người kém cỏi thì thường sẽ nuốt giận, không dám phàn nàn.
Những người nói nhiều, nói nhảm sau khi uống rượu thì sẽ chẳng còn ai muốn đến gần.