Những nguyên nhân “không thể ngờ” có thể gây mù lòa

15:12, Thứ sáu 15/01/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đôi mắt là một trong những bộ phận dễ tổn thương nhất của chúng ta. Vì vậy, có những nguyên nhân gây mù lòa cho mắt mà bạn sẽ phải giật mình...

Đôi mắt là một trong những bộ phận dễ tổn thương nhất của chúng ta. Vì vậy, có những nguyên nhân gây mù lòa cho mắt mà bạn sẽ phải giật mình vì không thể ngờ tới.

Sử dụng máy vi tính và điện thoại thường xuyên

Nếu như nhiệt độ trái đất tăng cao, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời mạnh lên, khói bụi, hóa chất độc hại, khói thuốc lá hay nguồn nước ô nhiễm được ghi nhận như những yếu tố tấn công trực tiếp đến mắt thì ánh sáng xanh được xem là kẻ thù giấu mặt nguy hiểm có khả năng làm tổn hại nghiêm trọng đến chức năng thị giác của mắt.

Đây là loại ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử như máy vi tính, máy tính bảng, ti vi, điện thoại di động…, có bước sóng ngắn (450 – 495nm) nhưng lại mang năng lượng rất cao nên khi tiếp xúc thường xuyên với mắt sẽ có khả năng gây biến đổi các men nhạy cảm nhiệt bảo vệ protein của thủy tinh thể, làm rối loạn thành phần và tỷ lệ protein, dẫn đến đục thủy tinh thể nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.

Mô tả ảnh.

Lượng ánh sáng xanh có hại cho mắt chiếm 25% trong đèn huỳnh, 35% trong đèn LED và từ 25 – 30% trong ánh sáng mặt trời

Mặt khác, ánh sáng xanh cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình oxy hóa tăng cao tại lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE), khiến chúng nhanh chóng bị tổn thương, suy yếu và chết đi. Điều này vô cùng nguy hiểm vì RPE là tế bào đặc biệt trong mắt, duy nhất có khả năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời là nơi hấp thụ, xử lý các yếu tố độc hại như tia cực tím, các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc.

Sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, đặc biệt là thoái hóa hoàng điểm – một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu hiện nay. Điều đáng nói là sự tổn thương RPE là không thể phục hồi.

Mô tả ảnh.

 Thoái hóa hoàng điểm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, chỉ cần tiếp xúc ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Thị lực càng giảm sút dẫn đến nguy cơ đối mặt với mù lòa của con người ngày càng cao.

Cận thị tiến triển

Cận thị là một trong những tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh, sinh viên và người lao động trẻ. 

Nhiều người vẫn còn thờ ơ chưa đánh giá đúng mức nguy hiểm của cận thị, cho rằng chỉ cần điều chỉnh bằng việc đeo kính là đủ. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát đến từ khoa khúc xạ Bệnh viện Mắt TPHCM cho thấy trong gần 5.200 học sinh lớp 1, 6 và 10, có tới 25% học sinh mắt tật cận thị, nhưng chỉ có 8% đeo kính, và chỉ có 30% trong số ấy được đeo kính đúng với tình trạng của mắt. 

Mô tả ảnh.

 Đeo kính là cách hiệu quả để điều chỉnh tật khúc xạ

Việc đeo kính không chuẩn có thể do 2 nguyên nhân: kính không đúng độ của mắt hoặc tâm kính không trùng với tâm mắt. Điều này dẫn tới nguy cơ thị lực suy giảm nhanh chóng. Nếu độ cận trong 1 năm có mức độ tăng từ 1 diop trở lên có nghĩa là người bệnh đã mắc cận thị tiến triển. Đây không đơn giản là tổn thương thị lực có thể giải quyết bằng việc đeo kính mà còn là bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dịch kính, võng mạc, bong võng mạc… gây suy giảm thị lực trầm trọng, thậm chí dẫn tới mù lòa.

Vì vậy, cận thị dù phổ biến nhưng nếu không được phát hiện, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời thì hậu quả gây ra là vô cùng nghiêm trọng. Chỉ những bác sĩ chuyên khoa mới có thể xác định được chính xác mức độ cận thị và chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.  

Mô tả ảnh.

Những người mắc tật khúc xạ nên tới những địa chỉ uy tín có bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng của mắt một cách chính xác

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Từ khóa: kính mắtmù lòa