Rau muống
Theo Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mạn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Phụ nữ mang thai ăn phải rau muống nhiễm chì có nguy cơ làm cho thai nhi kém phát triển hoặc làm dị dạng thai nhi. |
Liều lượng kim loại nặng như chì trong cơ thể quá cao sẽ gây hại đến sức khỏe. Cụ thể là các biểu hiện ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính.
Nhiễm chì sẽ lắng đọng ở các cơ quan như não, tủy xương, xương, gây nên nhiều bệnh tật. Không những vậy chì được hấp thụ vào máu sẽ lắng đong của các tổ chức cơ thể gây bệnh ở não, hồng cầu, gan, thận,…Đặc biệt lắng đọng chì ở xương sẽ làm canxi hóa sớm.
Trẻ em ăn rau muống nhiễm chì càng có nguy cơ bị ảnh hưởng hơn. Biểu hiện cấp tính có thể là ngộ độc, nôn mửa, co giật. Nhiễm độc mãn tính rất khó phát hiện, gây ảnh hưởng đến trí não, khiến cho trẻ không thông minh, chậm lớn và thiếu máu.
Phụ nữ mang thai ăn phải rau muống nhiễm chì có nguy cơ làm cho thai nhi kém phát triển hoặc làm dị dạng thai nhi.
Cách nhận biết rau muống nhiễm chì
Để chọn được rau muống an toàn cho gia đình, chị em nội trợ cần lưu ý nhận biết rau muống nhiễm chì qua những điểm sau:
- Rau muống bị nhiễm chì có thân to hơn bình thường.
- Lá rau có màu xanh đen do hấp thụ nhiều kim loại nặng.
- Sau khi luộc rau, nước rau muống sẽ có màu xanh nhạt. Khi nguội nước đổi thành màu xanh đen, có vẩn đen kết tủa.
- Rau muống nhiễm chì ăn có vị chát chứ không ngọt.
Ngao, trai, ốc, hến...
Các nhà khoa học ở ĐH Y Hà Nội đã cho biết, trong tổng số 240 mẫu thủy sản gồm: cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome...
Ốc cũng là 1 trong những loại thực phẩm nhiễm chì nặng bậc nhất. |
Đặc biệt đối với chrome, không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn nikel chỉ có 0,8% số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép. Th.S-BS Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm nghiên cứu nói: “Thủy sản ở tất cả các ao hồ được nghiên cứu đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa”.
Trong đó nhiễm độc chì nặng nhất là ốc, cua, trai… do sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn đọng “ngấm” kim loại nặng, chỉ có 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn. Còn lại cao gấp từ 150-250% tiêu chuẩn cho phép. Riêng cua thì 100% mẫu không đạt “chuẩn”. Trong khi cá chép, rô phi, mè được coi là “an toàn” thì cũng có tới 50-60% không đạt tiêu chuẩn do WHO đặt ra. Cách đây 10 năm cũng đã có một nghiên cứu cảnh báo về chất lượng cá tươi ở khu vực Định Công, Đầm Vực về hàm lượng arsenic, thủy ngân có trong thịt cá. Đến nay, không những các chỉ số này không được cải thiện mà thủy sản ở đây còn bị nhiễm nặng hơn và nhiễm nhiều kim loại hơn. Cụ thể, hàm lượng chì và thủy ngân đã tăng 200-300% so với mức ô nhiễm năm 2000.
Những thực phẩm có tác dụng giải độc chì
Một số thực phẩm sau đây không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều thành phần có khả năng phòng ngừa nhiễm độc chì.
Tôm khô: Tôm khô là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao, tôm khô có thể dùng để nấu canh bầu, canh ngót…vị ngọt nhẹ nhàng, thanh, mát thích hợp với không khí nóng bức mùa hè và giải độc chì.
Cà rốt: Cà rốt có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Những người bị nhiễm độc thủy ngân hay nhiễm độc chì nên thường xuyên ăn cà rốt.
Gan: Gancó chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho sức khỏe.Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy giấy ăn thấm khô hết máu trong gan để loại bỏ chất độc trong máu của gan, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Mộc nhĩ đen: Nấm đen có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa.
Thịt bò: Thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe, hàng ngày bạn nên bổ sung thêm cho cơ thể khoảng 1000 mg vitamin C mỗi ngày. Đây là biện pháp giúp cơ thể tăng cường giải độc chì.
Trà xanh: Trà xanh có tác dụng điều chỉnh và hạn chế sự phát triển của ung thư bằng cách tiêu diệt tế bào gây ung thư. Uống trà xanh thường xuyên giúp cơ thể bạn thải độc chỉ và giảm tới 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Những "sát thủ" trong nhà bếp âm thầm đưa cả nhà ra nghĩa địa (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cùng đọc bài viết dưới đây và xem lại trong gian bếp nhà mình có những "sát thủ ngầm" gây hại cho cả nhà và loại bỏ chúng ngay đừng tiếc bạn nhé. |