Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt. |
Các loại hạt như quả óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hạt điều… mà chúng ta thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp bữa ăn của bạn phong phú hơn, cảm giác ngon miệng hơn. Với 100 g hạt cung cấp khoảng 3,7 mg chất sắt cho cơ thể.
Các loại mật
Mỗi muỗng canh mật cung cấp 3,5mg sắt. Chất làm ngọt tự nhiên cũng là nguồn cung cấp nhiều canxi và kali. Hãy dùng mật cho món ngũ cốc nóng hoặc bánh pancake thay vì sirô hoặc cho vào các món bánh nướng.
Mặc dù các loại mật chứa nhiều sắt hơn thịt đỏ, tuy nhiên cần phải biết rằng mỗi thứ lại cung cấp một loại sắt khác nhau. Sắt từ động vật được gọi là heme iron vì nó được sản sinh trực tiếp từ hemoglobin có trong máu động vật.
Sắt có nguồn gốc từ các loại mật và thực vật được gọi là non-heme iron. Theo tổ chức National Institutes of Health Office of Dietary Supplements, mặc dù các loại mật và thực vật có nhiều sắt hơn, nhưng loại chất sắt này lại không dễ hấp thu như heme iron.
Hạt bí
Hạt bí ngô và hạt bí đao cung cấp khoảng 4,2mg sắt trong 28g hạt. Hạt bí rất giàu protein, chất xơ, chất béo có ích, magie, kẽm và canxi. Có thể dùng hạt bí rang thay cho bánh mì bơ nướng và bánh mì vụn trong món salad hoặc thêm chúng vào đồ ăn nhẹ hay bánh nướng.
Lòng đỏ trứng
Nhiều người cho rằng chỉ có phần lòng trắng của trứng mới là lành mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế là 100 g lòng đỏ trứng có chứa 2,7 mg sắt. Vì vậy, khi dùng trứng chế biến món ăn, bạn không nên tách bỏ lòng đỏ.
Gà tây
Thịt gà tây là loại thịt trắng, nó cũng là lựa chọn thông minh cho những người muốn giảm cân và giảm cholesterol. Một phần ăn khoảng 85 g thịt gà tây có khoảng 1,1 mg sắt.