Nữ giáo viên 'ra đi' sau cơn nhồi máu não do hay ăn 2 món: BS nhắc nhở dấu hiệu cảnh báo sớm

10:02, Thứ sáu 12/11/2021

( PHUNUTODAY ) - Dù được đưa đến viện cấp cứu nhưng tình trạng của nữ giáo viên này quá nghiêm trọng và không thể qua khỏi.

Cô Tôn là giáo viên dạy cấp 3. Trước thời điểm kỳ thi đại học, cô đã cùng học sinh ôn luyện rất vất vả. Để giúp các em có được kết quả tốt nhất, cô Tôn thường dạy học đến tối muộn, hầu như này nào cũng vậy.

Tới một hôm, sau khi xong việc, cô Tôn đi chợ mua rau. Trên đường về nhà, cô thấy đầu óc choáng váng và ngất xỉu giữa đường.

Người đi đường thấy vậy nhanh chóng gọi cấp cứu đưa cô tới bệnh viện. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cô bị nhồi máu não và cần phẫu thuật ngay. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ nhưng vẫn không giữ được mạng sống của nữ giáo viên này.

Tin cô Tôn lên cơn đột quỵ và ra đi đột ngột khiến giáo viên, học sinh không khỏi bàng hoàng.

Các bác sĩ giải thích với người nhà cô Tôn rằng có thể do thói quen ăn uống không điều độ của cô đã gây ra căn bệnh này. Ngoài việc là một người bận rộn, luôn dành thời gian cho công việc, cô Tôn còn theo chế độ ăn chay (vẫn dùng trứng) nhưng lại dùng các món giàu chất béo, cholesterol và muối là trứng xào cà chua và cà tím kho tộ.

nu-giao-vien-ra-di-sau-con-nhoi-mau-nao-do-hay-an-2-mon-01

Theo bác sĩ, món trứng sốt cà chua hay cà tím kho tộ khi chế biến đều hấp thụ rất nhiều dầu và gia vị, ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng lipid trong máu, gây tắc nghẽn mạch máu. Về lâu dài, nó có thể gây ra bệnh tim mạch và mạch máu não.

Bác sĩ nhắc nhở mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống. Ăn uống điều độ sẽ tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn uống nhiều chất béo, lượng cholesterol cao và nhiều muối, nhiều đường thì nguy cơ đột quỵ rất cao.

Nhắc tới đột quỵ, ai cũng biết đó là căn bệnh nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng hoặc cướp đi mạng sống của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Dù ai cũng từng nghe tới căn bệnh này nhưng ít người để ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm của nó. Cũng như trường hợp của cô Tôn, các bác sĩ cho rằng có thể cô đã có những dấu hiệu cảnh báo trước đó nhưng do quá bận rộn nên bỏ qua hoặc cho rằng đó là dấu hiệu của bệnh khác.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trước khi cơn đột quỵ xảy ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau đây:

nu-giao-vien-ra-di-sau-con-nhoi-mau-nao-do-hay-an-2-mon-02

- Xệ mặt;

- Yếu tay;

- Phát âm khó;

- Gặp vấn đề về thị lực;

- Đi bộ khó hoặc không linh hoạt;

- Thỉnh thoảng đau đầu không rõ nguyên nhân;

- Suy nhược cơ thể;

- Mất phương hướng và nhầm lẫn hoặc gặp vấn đề về trí nhớ;

- Mệt mỏi, kiệt sức;

- Buồn nôn và nôn.

Đột quỵ được chia thành nhiều loại, bao gồm:

- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, thường gọi là nhồi máu não.

- Đột quỵ xuất huyết, thường gọi là thiếu máu cục bộ não.

- Cơn thiếu máu cục bộ tạm thời, gọi là đột quỵ nhỏ.

Trong các loại này, nhồi máu não và xuất huyết não là hai dạng chính, hay gặp nhất. Tỷ lệ nhồi máu não là khoảng 80% còn xuất huyết não là khoảng 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh không qua khỏi do đột quỵ xuất huyết trong vòng 1 tháng là khoảng 36%, còn con số này đối với nhồi máu não là khoảng 10%.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ

Di truyền

Gia đình có người từng bị đột quỵ thì nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Giới tính

Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.

Tuổi

Sau 55 tuổi, cứ thêm 10 năm thì nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp đôi.

Bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 3 lần.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền