Phật dạy: Đi lễ chùa đầu năm thế nào để không làm mất phúc đức, lộc lá, đừng để hiểu sai!

08:00, Thứ sáu 03/02/2017

( PHUNUTODAY ) - Đi chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, tuy nhiên có những điều phải chú ý để đi chùa may mắn, bình an.

Đi lễ chùa đầu xuân đã trở thành một phong tục cổ truyền, được người Việt coi trọng và gìn giữ. Qua nhiều thăng trầm, biến cố, phong tục này chưa bao giờ bị mai một mà càng ngày càng được trân trọng. Người ta đi chùa để cầu mong một năm mới an lành, gia đình bình an, bản thân khỏe mạnh, thành công.

Phong tục đi chùa đầu năm là điểm tựa tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, càng ngày, việc đi chùa càng bị bóp méo và biến tướng. Cảnh xô đẩy, chen chúc hay ăn mặc không đúng đắn càng ngày càng trở thành "ung nhọt" chốn linh thiêng.

Nhiều người đi chùa mặc những bộ trang phục lòe loẹt, thiếu vải, hở hang. Vào chùa mà cưới nói như chốn không người, có khi còn văng tục, chửi bậy... thử hỏi làm những việc ấy làm sao có Phật nào phù trợ, hay chỉ có thể rước quả báo, xui rủi về.

Hay có những người đi thờ Phật mà mâm cao cỗ đầy, hương khói nghi ngút như thể hiện ta đây giàu có, thế nhưng lúc khấn vái lại cầu cho mình may mắn, còn đối thủ lại làm ăn thất bát. Hãy luôn nhớ rằng, Phật tại tâm, nhà Phật theo triết lý nhân quả luân hồi, sống thiện thì nhận được điều tốt, sống ác thì phải chịu quả báo. Nếu bản thân đi lễ mà tâm không tịnh, lòng không an, chỉ chăm chăm tranh giành và chèn ép nhau thì Phật nào chứng cho?

le-chua01

Phật dạy chúng sinh bình đẳng, chỉ chứng ở tâm, không vì lễ lạt. Vì thế, cầu lễ nhiều, sắm lễ cao mà bản thân sống lỗi, sống ác, không có lòng thành tâm thiện đức thì cầu cũng như không, thậm chí còn phải chịu tội nghiệt nặng nề hơn.

Khi được thụ lộc tài ở chùa thì nên lưu lại chút công đức dù nhiều hay ít. Không nên xem đó là việc đương nhiên sư trù trì cho thì nhận. Vì điều này sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục khi chết. Hơn nữa có câu: "Của Bụt mất một đền mười", vào chùa, tuyệt đối không nên tự ý lấy thứ nọ thứ kia mang về.

Đi lễ chùa, nên tránh cảnh chen chúc, xô bồ. Lên chùa cầu thanh tịnh mà tâm không tịnh thì thử hỏi còn có tác dụng gì?

Một người hiểu sai kéo theo nhiều người hiểu sai, ông bà cha mẹ hiểu sai thì ắt con cháu cũng không thể hiểu đúng. Vì thế, đây không chỉ còn là chuyện tâm linh tín ngưỡng, mà còn ảnh hưởng tới cả văn hóa truyền thống cùng những giá trị đạo đức của xã hội.

Hiểu đúng để làm đúng, xuân này, hãy đi chùa theo đúng những giá trị khởi thủy tốt đẹp và lành mạnh của nó.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo