Phát hiện chấn động khoa học về não của thiên tài Einstein

01:47, Thứ sáu 15/04/2011

( PHUNUTODAY ) - Sau khi qua đời, não của Einstein đã được bảo quản và chia thành 240 khối nhỏ với kích cỡ 10 cm3, tìm hiểu những bí ẩn của trí thông minh nơi con người xuất chúng này thật là một điều hấp dẫn.

Sau khi qua đời, não của Einstein đã được bảo quản và chia thành 240 khối nhỏ với kích cỡ 10 cm3, tìm hiểu những bí ẩn của trí thông minh nơi con người xuất chúng này thật là một điều hấp dẫn.

 

Mô tả ảnh.
Einstein 
Thiên tài có bờm tóc trắng ấy mất ngày 18/4/1955 bởi căn bệnh tim, thọ 76 tuổi, để lại cho thế giới một ẩn số: Bí ẩn trí thông minh của ông. Não của ông là cơ quan duy nhất được bảo quản để giải đáp khao khát này của giới khoa học.

Thời ấy chưa có kỹ thuật ghi hình não, phương pháp phổ biến là giải phẫu não để khám phá những bí ẩn của hoạt động não. Người đã trích lấy não (mà không được phép) của Einstein là Thomas Harvey, bác sĩ bệnh lý học thuộc Bệnh viện Princeton (Mỹ).

Não của thiên tài ấy nặng 1,230 kg, một trọng lượng trung bình. Bằng chứng này cho thấy trí thông minh không được tính bằng kg. Kế đó, Harvey chụp một loạt ảnh (đen trắng), rồi cắt khối chất xám cô đặc ấy thành 240 khối vuông nhỏ kích cỡ 10 cm3, bảo quản trong formol, rồi lãng quên đi trong gần 30 năm.

Sự thể hẳn sẽ bị chôn vùi nếu không có nhà báo Steven Lavy. Tay phóng viên trẻ tính kiên trì và bướng bỉnh ấy (sau này trở thành Tổng biên tập nhật báo Newsweek) tìm ra dấu vết chiếc bình quý báu trên. Tin ấy gây xôn xao và bất bình trong cộng đồng khoa học, họ đòi Harvey phải giao lại di vật trí tuệ ấy. Nhưng Harley nhất quyết không chịu rời xa cái bình ’’thành tích’’ này. Cho đến năm 1985, ông mới chấp nhận cho một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Berkeley và Alabama được xem qua một chút. Thời gian ngắn ngủi ấy đủ để nhóm này phát hiện độ to quá mức của các tế bào có nhiệm vụ nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Có lẽ nhờ vậy mà cha đẻ của thuyết tương đối mới có thể bắt các tế bào thần kinh hoạt động cật lực. Phần não còn lại không có gì đặc sắc.

 

Chuyện sẽ dừng lại ở đây nếu Harvey không đổi ý, cứ khăng khăng giữ của báu ấy cho riêng ông ta. Nhưng khi bước sang tuổi 80, Harvey rốt cuộc giao bộ não ấy cho những người thành thạo.

Mô tả ảnh.
Albert Einstein 

 

Nhờ vậy, vào năm 1999, Sandra Witalson và Debra Kigar, 2 chuyên viên thần kinh lỗi lạc thuộc Đại học Hamilton (Canada) mới có thể chiêm ngưỡng khối hình ráp gồm 240 mảnh ấy trong phòng thí nghiệm của họ, và cả những bức ảnh xưa 40 năm.

35 não của nam và 56 não của phụ nữ có sức khoẻ tâm thần tốt được đem so sánh. Bất ngờ thay, một sự bất thường đập ngay vào mắt các nhà nghiên cứu: khe Sylvius, lột rãnh sâu phân ranh thùy thái dương và thùy trán, lại rất khác với khe của tất cả các não từng được nghiên cứu. Vì vậy, Einstein có những thùy đỉnh rất rộng. Mà các thùy này kiểm soát cảm giác không gian, nhờ đó chúng ta định được vị trí các vật thật hoặc tưởng tượng. Các thùy này cũng chứa những vùng chuyên về lập luận toán học và không gian trừu tượng, tức là những ưu điểm của Albert Einstein.

Một điểm đặc biệt khác: thùy đỉnh trái cũng phát triển ngang với thùy đỉnh phải. Thường thì thùy đỉnh trái nhỏ hơn, vì bị nén bởi những vùng lân cận có chức năng về ngôn ngữ. Có thể đây là một cách giải thích cho sự kiện nhà vật lý học nổi tiếng này biết nói muộn, khi đã lên 3. Eintein không có nắp đỉnh, một vùng kiểm soát các cử động tinh tế, khéo léo của bàn tay, dù vậy ông vẫn chơi violon trong suốt cuộc đời, ’’hẳn nhờ một hiện tượng bù đắp ở vỏ não’’- Đó là ý kiến của Marie - Thérèse Perenin, chuyên viên thần kinh tâm lý thuộc Viện Y tế và Nghiên cứu y học quốc gia Pháp, đơn vị “não và thị giác’’. Ý bà muốn nói não của chúng ta rất uyển chuyển, biết thích nghi với những công việc thuộc những vùng mới mà não chưa từng thực hiện trước đó. 

Một bài học có thể được rút ra từ trường hợp Albert Einstein: Khi ta chờ đợi trông thấy một bộ não ’’kiểu mẫu’’ thì ta gặp một dị tật nghiêm trọng. Sự bất thường ấy không gây một trở ngại nào, ngược lại còn giúp đối tượng trở thành một trong những nhà bác học lỗi lạc trong lịch sử. Theo Olivier Robain, chuyên viên về dị tật não. ’’Đây là một bằng chứng cho thấy giải phẫu học não chưa đủ để xác định năng lực trí tuệ. Nếu giờ đây một đứa trẻ ra đời có cùng dị tật, không có gì bảo đảm nó sẽ trở thành một thiên tài’’. Có những yếu tố khác can thiệp vào cuộc chơi, nhưng những yếu tố này bị chôn vùi mãi mãi trong hàng tỉ vùng tiếp xúc giữa hai tế bào thần kinh kích hoạt bộ não của Albert Einstein lúc sinh thời.

  • (Tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc