Phó chủ tịch xã xinh đẹp phản đối ’thiến’ hóa chất

11:10, Thứ hai 14/01/2013

( PHUNUTODAY ) - Nếu không giáo dục được, không thay đổi nhận thức được và không thể cảm hóa được thì mới dùng đến những công cụ hỗ trợ như thuốc men này.

"Ở Việt Nam quan niệm về quyền con người mang tính nhân văn rất cao nên tôi nghĩ không nên áp dụng phương pháp “thiến” hóa chất để ngăn ngừa loại hình tội phạm này. Cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để nâng cao ý thức của người dân. Có những hình phạt nghiêm ngặt hơn để chừng trị những kẻ phạm tội. Tiêm thuốc vào chắc chắn nó sẽ có những tác dụng phụ vì thế theo tôi không nên áp dụng"... - Nữ PCT xã Xuân Lẹ, Thanh Hóa Nguyễn Thị Hương nhận định.

[links()]

Cao như người mẫu về làm Phó Chủ tịch xã miền núi

Thanh niên bản rất văn hóa

PV: - Trẻ tuổi, lại là nữ nhi, về một xã vùng cao đảm đương cương vị Phó Chủ tịch một xã, chị có gặp khó khăn gì trong quá trình công tác và thực hiện nhiệm vụ của mình?

PCT Nguyễn Thị Hương: - Thực ra cũng có rất nhiều người hỏi mình như vậy. Là một cán bộ trẻ nên sẽ có nhiều thời gian dành cho công việc, làm việc gì mình cũng có thể chuyên tâm được. Bên cạnh đó lại mang trong mình bầu nhiệt huyết, ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ do đó tạo ra sự đam mê trong công việc.

Tuổi trẻ thường dám nghĩ, dám làm, có tính cầu thị cao do đó luôn muốn học hỏi những cái hay, cái mới và tìm cách vận dụng chúng trong thực tiễn. Cái mình và các bạn đội viên dự án còn thiếu ở đây đó là kinh nghiệm thực tiễn.

PCT xã xinh đẹp Nguyễn Thị Hương
PCT xã xinh đẹp Nguyễn Thị Hương

Chính vì vậy, khi mình đi làm mình phải va vấp nhiều, có những tình huống mình cần xử lý trong khi đó tình huống ấy mình chưa bao giờ gặp khi học ở trường lớp. Những cái đấy phải có kinh nghiệm và phải học hỏi thì mình mới biết được.

Xét trên khía cạnh về giới, mình thấy phụ nữ đi đâu cũng được mọi người quan tâm và quý mến, điều này rất thuận lợi cho việc làm công tác dân vận. Tuy nhiên bởi là phụ nữ nên phải thận trọng trong các mối quan hệ xã hội, làm việc gì cũng phải trong phạm vi giá trị, chuẩn mực xã hội.

PV: - Với một cô gái trẻ mà xinh đẹp như chị, có bao giờ chị bị các anh trai làng trêu ghẹo không?

PCT Nguyễn Thị Hương: - (Cười). Mình không xinh đẹp lắm, nhưng mình còn độc thân. Nhưng trên đây thanh niên trong bản họ rất văn hóa. Có thể là xin số điện thoại, gọi điện làm quen nói chuyện thôi, chứ chưa có một lời nói nào vượt quá giới hạn cả.

PV: - Công việc của một PCT như chị thường là những gì?

PCT Nguyễn Thị Hương: - Mình phụ trách mảng văn hóa xã hội nên thường xuyên tham mưu cho chủ tịch và ủy ban về các vấn đề liên quan tới văn hóa, giáo dục, y tế, chính sách xã hội, dân số kế hoạch hóa gia đình cũng như tuyên truyền kiến thức pháp luật, nâng cao đời sống tinh thần đời sống cho bà con.

Mình còn được giao nhiệm vụ phụ trách vay vốn chính sách cho bà con và làm công tác chữ thập đỏ…

Ngoài ra mình cũng phụ trách mảng tuyên truyền, phổ biến pháp luật nữa. Nhìn chung, về sự hiểu biết pháp luật của đồng bào thiểu số còn hạn chế.  Nhờ có chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ pháp luật cho nhân dân như trợ giúp pháp lý cho bà con do đó nhận thức của người dân ngày một nâng lên.

Không nên áp dụng thiến hóa chất

PV: - Theo thống kê, thời gian vừa qua tình trạng hiếp dâm, xâm hại tình dục ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng tàn nhẫn. Trong đó, những vùng sâu, vùng xa được ghi nhận là một trong những nơi diễn ra nhiều tình trạng này. Chị nhìn nhận điều này như thế nào?

PCT Nguyễn Thị Hương: - Thời gian qua báo chí đưa rất nhiều tin tức liên quan tới vấn đề xâm hại tình dục, tình trạng này ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng tàn nhẫn.

Tuy nhiên mình không đồng ý với nhận định: “những vùng sâu, vùng xa được ghi nhận là một trong những nơi diễn ra nhiều tình trạng này”. Những vụ báo chí đưa tin chủ yếu diễn ra ở khu vực thành thị, thậm trí những khu dân cư đông đúc.

Ở những vùng sâu, vùng xa chỉ tồn tại một số trường hợp kết hôn sớm so với độ tuổi. Nhưng họ vẫn tổ chức cưới hỏi theo đúng thủ tục, phong tục tập quán của địa phương. Chỉ có điều không đúng theo quy định của pháp luật.

Riêng ở xã mình công tác từ trước tới giờ chưa xảy ra vụ hiếp dâm nào. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội  luôn được giữ vững.

PV: - Trước những vụ việc hiếp dâm mà nạn nhân phải chịu nỗi đau, tổn hại lớn về sức khỏe, sự khủng hoảng về tinh thần và mất mát theo suốt cuộc đời đơn cử như vụ án Đặng Trần Hoài giết bé gái mới 4 tuổi và hiếp cô chị 8 tuổi ở Sơn Tây, HN; bé gái học lớp 8 ở Chương Mỹ, HN bị  4 thanh niên thi nhau hiếp dâm tập thể, chụp ảnh “mây mưa”; người bố đau đớn trước thảm cảnh đứa con gái 7 tuổi của mình bị bạn nhậu hiếp dâm trong nghĩa địa giữa rừng cao su… có ý kiến cho rằng nên áp dụng phương pháp “thiến” hóa chất để ngăn ngừa loại hình tội phạm này. Quan điểm của chị về điều này như thế nào?

PCT Nguyễn Thị Hương: -Tôi thấy tình trạng này càng ngày càng gia tăng, nhưng thống kê cũng chưa chính xác được vì có những gia đình xảy ra tình huống này nhưng họ cũng không muốn nói ra vì sợ ảnh hưởng đến danh dự của con gái mình. Nhiều trường hợp thường hay giấu đi nên cũng không có con số thống kê thực tế một cách chính xác được.

Hiện tại chưa có những chính sách cũng như chế tài hợp lý nên khó hạn chế được tình trạng này.

Ở Việt Nam quan niệm về quyền con người mang tính nhân văn rất cao nên tôi nghĩ không nên áp dụng phương pháp “thiến” hóa chất để ngăn ngừa loại hình tội phạm này.

Cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để nâng cao ý thức của người dân. Có những hình phạt nghiêm ngặt hơn để chừng trị những kẻ phạm tội. Tiêm thuốc vào chắc chắn nó sẽ có những tác dụng phụ vì thế theo tôi không nên áp dụng.

Bao giờ mình cũng phải dùng biện pháp giáo dục trước. Nếu không giáo dục được, không thể thay đổi nhận thức và không thể cảm hóa được thì mới dùng đến những công cụ hỗ trợ như thuốc men.

PV: - Riêng cá nhân mình, với tư cách là một người phụ nữ chị có đồng tình với biện pháp này không?

PCT Nguyễn Thị Hương: - Là một người phụ nữ mình rất cảm thông đối với nỗi đau của những nạn nhân, và căm ghét những tên “yêu râu xanh” xấu xa, chỉ muốn trừng trị những con người “ bất nhân tính” này hình phạt nặng nhất. Nhưng với biện pháp trừng trị này thì mình chưa muốn áp dụng.

Ngày xưa, bên Trung Quốc cũng có thái giám và biện pháp này tôi nghĩ nó cũng tương tự như vậy. Vô hình chung làm mất đi cái quyền cũng như nhu cầu bản năng của con người. Chỉ có điều là họ sử dụng trong hoàn cảnh nào, môi trường nào, nếu trong khuôn khổ pháp luật, chuẩn mực đạo đức thì không vấn đề gì cả.

Mình hy vọng sớm tìm ra một biện pháp nào đó để trừng trị xác đáng kẻ phạm tội.

-  Xin chân thành cảm ơn chị!

Sinh năm 1989, cao 1m65, Nguyễn Thị Hương, tốt nhiệp đại học ngành Xã Hội học và đã tham gia vào Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lẹ - thuộc 62 huyện nghèo theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

 

  • Khải Nguyên (Thực hiện)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc