Ngày nay, phụ nữ kết hôn trước 20 tuổi được coi là sớm còn tiến tới hôn nhân ở độ tuổi 30 vẫn chưa coi là muộn. Thế nhưng ngược dòng lịch sử, phụ nữ cổ đại phải kết hôn trước 15 tuổi, ở độ tuổi tâm sinh lý vẫn chưa trưởng thành. Suy nghĩ của người xưa có gì khác lạ?
Phụ nữ cổ đại phải kết hôn trước 15 tuổi
Thời cổ đại, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, địa vị của phụ nữ thường thấp hơn nam giới, điều này có thể thể hiện qua việc đàn ông thường có vợ và ba bốn thê thiếp. Để nối dõi tông đường, người xưa thậm chí còn cưới nhiều thê thiếp để sinh con cho mình.
Vào thời Chiến Quốc, thời gian muộn nhất để một cô gái kết hôn là 15 tuổi, nếu sau 15 tuổi mà không lấy chồng thì sẽ bị trừng phạt. Vào thời Hán Thành Đế, triều đình có quy định rõ ràng, nếu nữ nhân trên 15 tuổi mà chưa lấy chồng sẽ bị phat. Hơn nữa, các thành viên trong gia đình cũng sẽ bị lao động khổ sai.
Vào thời nhà Đường, địa vị của phụ nữ đã được cải thiện đôi chút, độ tuổi kết hôn cũng được nới lỏng hơn rất nhiều, về cơ bản là trước 20 tuổi. Mọi người vẫn có thể kết hôn ở độ tuổi 13, 14 nhưng không muộn hơn 20 tuổi.
Lý do phụ nữ thời cổ đại phải kết hôn sớm
Trước tiên phải kể tới các chính sách của nhà nước phong kiến bấy giờ. Chúng ta đều biết rằng xưa kia, các triều đại thay ngôi đổi chủ rất nhanh. Không những thế, bấy giờ nam giới đều phải xông pha trận mạc giết kẻ thù. Điều này dẫn tới số lượng nhân khẩu giảm đi rất nhanh. Vậy nên để gia tăng dân số cho đất nước, chính quyền yêu cầu các cô gái từ 12 tuổi phải lấy chồng, nếu không, những người thân khác trong gia đình sẽ bị liên lụy, phải nộp thuế cao.
Khi đó, mọi người đều sống vô cùng khó khăn, chỉ mong đủ ăn, làm sao có tiền dư dả đề nộp thuế má? Vậy nên để không phải đóng thuế, người ta đi tìm cho con gái một gia đình tử tế, đợi tới tuổi rồi gả đi.
Nguyên nhân thứ hai là do những hạn chế về điều kiện y tế. Vào thời cổ đại, sở dĩ con người có tuổi thọ tương đối ngắn bởi hệ thống y tế lạc hậu, chỉ một trận cảm sốt thông thường cũng có thể cướp đi sự sống quý giá. Hơn nữa nam giới tới độ tuổi 30, đã có thể gọi là lão phu, 50 tuổi có thể coi là sống thọ.
Vậy nên khi đó, người ta sớm kết hôn sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường, đồng thời cũng để phù hợp với sự phát triển về mọi mặt lúc bấy giờ.
Nguyên nhân cuối cùng là do tư tưởng mê tín của người dân trong thời kỳ phong kiến. Bấy giờ mọi người đều có tư tưởng trọng nam khinh nữ, vì thế mà nữ giới trở thành "vật đính kèm" của đàn ông, địa vị xã hội của họ cũng vì vậy mà thấp kém.
Khi gặp phải tai ương xảy đến, những cô gái sống trong gia đình nghèo khó sẽ trở thành một món hàng bị bán đi. Còn nếu mọi sự thuận lợi, mưa thuận gió hòa, họ sẽ sớm gả con gái đi. Điều này không chỉ giúp gia đình bớt đi một miệng ăn mà còn có thể thu lại được một món tiền.
Vì thế, dưới sự thúc đẩy và ảnh hưởng của loại hình xã hội này, việc các cô gái sớm được gả chồng trở nên vô cùng phổ biến. Thêm vào đó là quan niệm không có con nối dõi là điều bất hiếu nhất, nên nam giới cũng sẽ phải sớm lấy vợ, khai chi tán diệp, sinh con đẻ cái cho gia đình, phát triển gia tộc của mình.
Nữ giới do tuổi đời còn nhỏ, nên việc sinh con gặp phải những khó khăn nhất định. Cũng có nhiều cô gái không vượt cạn thành công mà mất đi sinh mạng của mình. Cho dù có thể bảo đảm được tính mạng nhưng vì sinh nở sớm nên sức khỏe của những cô gái trẻ này chịu tổn thương rất lớn. Chính những điều này khiến cho tuổi thọ nữ giới bấy giờ khá ngắn, về già cũng mắc nhiều bệnh tật. Có thể nói rằng số phận người phụ nữ trong xã hội cổ đại vô cùng đáng thương.