Qua tuổi 50 cần "đại kỵ" điều này để giữ cuộc sống thuận buồm xuôi gió

( PHUNUTODAY ) - Những điều đại kỵ dưới đây sẽ giúp những người ở tuổi trung niên quản lý tốt chính mình và chỉnh đốn lại cuộc sống để hạnh phúc hơn mỗi ngày:

Làm việc theo cảm tính

Trong cuộc sống bộn bề những lo toan chỉ cần tâm không động thân không động, thì người sẽ không bị tổn thương. Tâm động làm thân động, không chỉ làm người đau thấu xương mà còn khiến người phải nếm trải đủ mọi cái khổ trên đời. Người mà dễ bị người khác tác động thường dễ đưa ra một số quyết định sai lầm khiến chính mình lãnh hậu quả.

Trong công ty tôi, có một cô lớn tuổi sắp chuẩn bị về hưu. Mỗi ngày đi làm của cô đều rất nhàn nhã. Nhưng gần đây trông cô rất ưu phiền trông cứ như người mất hồn vậy. Hóa ra cô đã dùng hết tiền dưỡng già của mình để đi góp vốn đầu tư với một người bạn không mấy thân thiết.

Ban đầu, cô vốn không định dùng tiền đó để đi đầu tư. Nhưng dưới sự tác động của người bạn này, cô nghĩ rằng tiền nhàn rỗi để không thì cũng phí cho nên cô đã đưa ra một quyết định khá mạo hiểm. Tuy nhiên, thương vụ đầu tư đó cuối cùng đã thua lỗ và mất trắng. Tiền tích góp bao năm cũng theo đó mà một đi không trở lại.

Hậu quả của làm việc theo cảm tính là ta sẽ nhận được những cú tát đau điếng của cuộc đời. Thậm chí, nó còn khiến chúng ta phải đánh đổi cả sức khỏe và cuộc sống. Cho dù là bao nhiêu tuổi, bình tĩnh và trí tuệ mãi mãi là cái gốc của thành công; Người làm việc theo cảm tính chính là đang đẩy nhanh quá trình thất bại của bản thân.

Lo lắng thái quá cho con cháu

"Con cháu tự có phúc của con cháu, vì thế đừng có làm trâu làm ngựa cho con cái"

Ngày xưa có một vị tú tài thi mãi mới đỗ. Khi mọi khát khao và mơ ước nguội lạnh, ông tú tài già quyết định bỏ xứ đến một nơi khác dạy học.

Sau này, vợ ông sinh được một cậu con trai. Ông đặt hết hi vọng vào cậu con trai. Vào lúc cậu con trai còn chưa biết chữ, ông đã đặt câu đối với cậu con trai. Tất nhiên là cậu bé chẳng thể hiểu những gì cha nói. Trong lúc quá đỗi thất vọng, ông tú tài già đã quyết định cắt tóc đi tu.

Vợ ông dần hiểu ra lý do vì sao chồng mình lại đi tu. Chính là do cậu con trai không đáp ứng được kỳ vọng của ông. Từ đó về sau, người vợ luôn cố gắng dạy con học chữ và đọc sách, thậm chí còn mời cả thầy giáo giỏi về dạy con.

nguoi-gia-co-don-0742

Sau bao nhiều năm khổ học, cậu con trai của tú tài cũng đã đỗ trạng nguyên. Nghe được tin tức này, ông tú tài liền rời chùa về thăm nhà. Nhưng không ngờ sau bao năm không về, người gác cửa đã không còn nhận ra ông. Trong lúc đang nói chuyện với người gác cửa, tú tài vô tình nhìn thấy cậu con trai trạng nguyên của mình đang đứng phía sau khe cửa.

Do không được cho vào phủ nên ông đành xin giấy bút để ghi lại vài chữ. "Rời xa quê hương đã 18 năm, tiền bạc gạo muối tôi vốn không nhận; con cháu tự có cái phúc của con cháu, vậy thì há cớ gì mình phải đi làm trâu làm ngựa cho con."

Đây cũng là lời khuyên cho các bậc phụ huynh. Khi các con đã khôn lớn, tất nhiên chúng ta vẫn có thể dạy con những những điều hợp lý nhưng đừng vì thương con mà quá lao tâm khổ tứ. Nếu không, bạn sẽ tự tìm lấy cho mình thêm nhiều khó khăn và phiền toái.

Tiết kiệm quá độ

Bước vào tuổi 50, muốn cuộc sống thuận buồm xuôi gió, có 7 điều cần để ý mà kiêng kỵLuận ngữ có câu: "Tam thập nhi lập, tứ thập như bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh". Biết thiên mệnh không phải là phó mặc số phận cho trời định. Biết thiên mệnh chính là hiểu được thế nào là "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên."

Trước năm mươi tuổi, chúng ta dốc hết sức mình để theo đuổi ước mơ và hi vọng, để đạt được những thành tựu sự nghiệp và cuộc sống. Sau năm mươi tuổi, chúng ta vẫn không ngừng cố gắng nhưng cần buông bớt những ý niệm về vinh nhục cá nhân.

"Người vĩ đại thực sự không phải người biết lãnh đạo người khác mà là người biết cách tự quản lý bản thân." Quản lý bản thân là sự nghiệp trọn đời của mỗi cá nhân. Dù là hai mươi, năm mươi tuổi hay trăm tuổi, thì sự nghiệp này vĩnh viễn sẽ không bao giờ kết thúc. Bảy điều đại kỵ dưới đây sẽ giúp những người ở tuổi trung niên quản lý tốt chính mình và chỉnh đốn lại cuộc sống.

Đầu óc trở nên cứng nhắc

Biển học mênh mông nên sự học chưa bao giờ là đủ. Biết thêm được một chút, bản thân sẽ có thêm niềm vui. Để bản thân không trở nên cứng nhắc và cổ hủ, thì việc luôn giữ cho đầu óc luôn linh hoạt và cởi mở để tiếp thu những kiến thức mới là điều vô cùng quan trọng. Đây cũng là thứ mà những người trung niên cần đặc biệt lưu ý.

Một người đàn ông trung niên tầm 50 tuổi, mặc bộ đồng phục bảo vệ ngồi bên chiếc đàn piano. Từng ngón tay điệu nghệ lướt trên phím đàn piano, tạo nên những âm thanh trong trẻo đi vào lòng người. Dù chỉ là bảo vệ ở một trường đại học nghệ thuật, nhưng do hàng ngày bị ảnh hưởng bởi các sinh viên mà bác bảo vệ trường cũng bắt đầu học thư pháp và đàn piano. Giờ đây, bác đã có thể đánh đàn piano một cách thuần thục, cầm bút lông cẩn thận nắn nón viết từng chữ thư pháp.

Kể cả khi đã năm mươi tuổi, con người vẫn có thể tiếp tục đi tìm tri thức hay bắt đầu bước chân vào giảng đường. Sắc màu cuộc sống là do chính chúng ta tự quyết định. Năm mươi tuổi cũng có thể là thời gian để chúng ta làm lại từ đầu.

Ỷ thế nhiều tuổi mà coi mình là nhất

Khi năm mươi tuổi, con người từng trải nhiều nên cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có chút thành tựu sự nghiệp. Nhưng chúng ta không nên vì nghĩ mình có kinh nghiệm mà coi thường người khác.

Trong Tam tự kinh có câu: "Tích Trọng Ni, sư Hạng Thác, cổ thánh hiền, thượng cần học" kể về câu chuyện Khổng Tử bái đứa trẻ 7 tuổi Hạng Thác làm thầy.

Hạng Thác từ nhỏ đã thông minh ham học, nên được mọi người gọi là thần đồng. Vì để muốn thử tài năng của Hạng Thác, Khổng Tử đã lặn lội từ nơi xa tìm đến. Khi đến nơi, Khổng Tử nhìn thấy cảnh Hạng Thác đang cùng tranh luận với một đứa trẻ khác về chuyện mặt trời gần hơn vào buổi sáng hay là buổi trưa. Hai người cãi nhau đến mặt đỏ tía tai không ai chịu thua ai.

Nhìn thấy Khổng Tử đến, Hạng Thác liền đến thỉnh giáo Khổng Tử nhưng không ngờ đến Khổng Tử cũng không thể tìm ra được câu trả lời đúng nhất. Khổng Tử lắng nghe những lời Hạng Thác nói mà trong lòng khâm phục vô cùng liền cúi mình nói: "Đúng là hậu sinh khả úy, ta nên bái con làm thầy,"

Một bậc thánh hiền không ỷ vào vị thế của mình mà coi thường người khác, thậm chí còn biết khiêm tốn học hỏi. Huống chi là một người bình thường thì càng nên là như vậy. Chỉ khi biết khiêm tốn thì con người mới có thể tiếp tục trau dồi tiến bộ và cuộc sống mới không ngừng tốt lên.

Sống thu mình

Hãy tự học cách tìm một người tri kỷ để làm bạn, bởi chỉ có bạn bè mới là người đồng hành tốt nhất trong những năm tháng về sau. Con cái dù có tấm lòng hiếu thuận tới đâu nhưng những lo toan cuộc sống cũng sẽ cuốn hết sự quan tâm của chúng. Con không phải lúc nào cũng luôn ở cạnh ta. Hãy học cách tự tìm người đồng hành để san sẻ cùng bạn những niềm vui nỗi buồn.

Lãng phí sức khỏe

Đến tuổi 50, đừng tiếp tục lãng phí sức khỏe để đánh đổi lấy những vật ngoài thân. Tiền dù có nhiều đến đâu cũng không mua nổi sức khỏe. Đánh đổi sức khỏe để kiếm được càng nhiều tiền rốt cuộc cũng chỉ để mua về một đống thuốc. Hãy biết đủ làm vui, trân trọng sức khỏe bản thân.

Một tâm hồn lạc quan giúp chữa lành bệnh tật nhanh chóng. Một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn bệnh nào phải chữa cả. Hãy ra ngoài thường xuyên, đi dưới ánh mặt trời, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất, hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm nhiều năm với thể lực và sức khỏe dồi dào.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link